VICASA

Pariyatti, Pariyatti, Paṭivedha – Pháp học, Pháp hành, Pháp thành

Rate this post

Trong Phật giáo Nguyên thủy, chánh pháp của đức Phật bao gồm ba phần: pháp học (nghiên cứu kinh điển Phật giáo), pháp hành (thực hành giới, định, tuệ) và pháp thành (thành tựu đạo - quả). Việc nghiên cứu kinh điển Phật giáo là nền tảng để trau dồi giới, định và tuệ. Tương tự như vậy, việc thực hành giới, định và tuệ là nền tảng để đạt đạo quả giác ngộ. Vì vậy, nếu chúng ta chối bỏ việc học giáo lý và thực hành giới, định, tuệ, chúng ta không thể đạt đến pháp thành, tức trạng thái an lạc tối thượng của giác ngộ siêu thế - Niết Bàn.

Đức Phật đã nói rõ với Ananda trước khi Ngài nhập Niết-bàn, “Này Ananda, Pháp (tạng kinh và tạng thắng pháp) và Luật đã được ta chỉ dẫn và diễn giải. Những lời dạy đó là thầy của các ông khi ta qua đời.”

Pariyatti là một thuật ngữ Pāli có nghĩa là 'lý thuyết', tức nghiên cứu Phật giáo, ở đây có mối tương quan với Pháp được kết hợp trong kinh điển Phật giáo. 'Sự phân chia pariyatti trong tam tạng' (tīsu piṭakesu tividho pariyatti-bhedo), pariyatti bao gồm Suttanta, Vinaya và Abhidhamma của kinh điển Pāli. Pariyatti cũng có nghĩa là sự hiểu biết lý thuyết về pháp có được thông qua việc đọc, nghiên cứu và học hỏi. Pariyatti được liên kết và đối lập với patipatti, có nghĩa áp dụng lý thuyết, và pativedha, tức thâm nhập pháp học hoặc thay vào đó, chứng ngộ sự thật của pháp học bằng trải nghiệm tự thân.

Pariyatti là sự hướng dẫn lý thuyết của đức Phật, các bậc A-la-hán (bậc giác ngộ viên mãn) và thánh nhân (bậc thánh đã nếm hương vị Niết-bàn), những vị đã thâm nhập một cách chân thực và toàn diện Tứ Diệu Đế và truyền bá những gì mà chính họ hiểu là đúng và đã xác thực từ kinh nghiệm cá nhân của họ. Cũng có khi không thể tìm được những bậc cao quý như một vị Phật, các vị A-la-hán hay thánh nhân để nương tựa, hành giả có thể xây dựng lời dạy của đức Phật bao gồm 84.000 phần trong kinh điển Phật giáo làm vị thầy cho mình. Hành giả cần phải thực hành giáo lý hướng tới các trạng thái đạo (magga) và quả (phala) của Niết Bàn. Khi gặp được đức Phật, các vị A-la-hán và thánh nhân, hành giả thực sự có thể thực hành giới, định, tuệ và đạt được đạo quả giác ngộ chỉ bằng cách lắng nghe và tuân thủ theo lời dạy của các ngài, được truyền đạt dựa trên kiến thức và kinh nghiệm cá nhân trực tiếp.

Paṭipatti có nghĩa là thực hành pháp, trái ngược với trí tuệ lý thuyết đơn thuần. Đó là bằng việc trau dồi sīla, samādhi và paññā (giới, định và tuệ) tương ứng với Bát Thánh Đạo. Theo quan điểm của Phật giáo, không có gì ngoài tuệ giác có thể nhận ra bản chất vạn pháp thông qua hành thiền.

Paṭivedha (Pháp hành) là kết quả của sự thực hành, sự chứng ngộ trực tiếp của Giáo Pháp. Pháp hành có thể được tìm thấy trong pariyatti thuộc phạm trù ‘tuệ giác paṭivedha’. Nền tảng của sự thành tựu không phải là kiến thức, kinh điển hay truyền miệng, mà là kiến thức liễu ngộ được, theo nghĩa bóng, bằng cách thoát khỏi pháp học thông qua thực hành thiền, dẫn đến khám phá bản nhân. Do đó, hành giả có thể đạt đến các giai đoạn đạo và quả tối thượng của Niết Bàn, còn gọi là pativedha, sau khi nghiên cứu kinh điển và tinh cần thực hành giáo lý. Tương tự như vậy, hành giả đạt được quả thánh đã trải qua tiến trình đạo quả giác ngộ có thể tuân theo những lời dạy do các bậc thánh nhân đó giảng dạy, thông qua việc thực hành giới, định và tuệ, và hoàn thành các giai đoạn đạo quả của giải thoát cuối cùng.

Có ba phương pháp giảng dạy kinh điển Phật giáo:

  • (1) hướng dẫn bằng những ví dụ, gọi là “Con đường dụ rắn” (alaggaddupama)
  • (2) hướng dẫn thực hiện việc giải thoát khỏi luân hồi, (nissaranattha)
  • (3) hướng dẫn như thủ quỹ (bhandagarika)

(1) Cách dụ rắn

Trong phương pháp này, vị thầy đã quên rằng lợi ích chính của Phật Pháp là sự giải thoát khỏi thế giới hữu vi và sự chứng ngộ các giai đoạn đạo quả Niết Bàn. Người này, người lạc vào các giai đoạn đạo và quả, chỉ dẫn như một người dụ rắn với ý định chinh phục và kiểm soát người khác bằng trí tuệ của mình. Loại người này không hiểu được những lợi ích thực sự của Pháp và không thể nếm trải và trải nghiệm giá trị cốt lõi của Pháp. Do đó, kiểu hướng dẫn kinh điển này thể hiện con đường của người dụ rắn.

(2) Hướng dẫn giải thoát khỏi luân hồi

Phương pháp này có thể có hai mục đích: (a) tạo điều kiện thuận lợi cho hành giả trong việc giải thoát khỏi đời sống thế tục và nhận ra magga (đạo), phala (quả), nibbana (Niết bàn) trong giáo pháp của đức Phật (sasana), hoặc (b) hỗ trợ mọi người hoàn thành các ba la mật (parami) thông qua việc trau dồi không ngừng giới, định và các thiện pháp khác.

(3) Hướng dẫn như thủ quỹ

Các vị A-la-hán đã đạt đến sự giải thoát khỏi các phiền não trong sasana (chánh pháp), mục tiêu tổ chức hướng dẫn giáo lý trong thời gian dài sắp tới và đảm bảo sự tồn tại của giáo lý, sẵn sàng giảng dạy Kinh, Luật và Vi Diệu Pháp. Các vị A-la-hán, còn gọi là hội đồng Phật giáo, đã thực hành phương pháp giảng dạy này, và nhờ sự hướng dẫn như vậy, họ đã duy trì và bảo vệ giáo pháp cao quý.

In particular, the first sermon of the Perfect One, Setting the Dhamma Wheel in Motion (Dhammacakkappavattana Sutta), is the source from which the great river of sweet water signified the pariyatti-sasana springs. The pariyatti-sasana encompasses the 84,000 sections of Suttanta, Vinaya, and Abhidhamma. The Dhammacakkappavattana Sutta integrates the Four Noble Truths: the truth of suffering (dukkha), the truth of the cause of suffering (samudaya), the truth of the ceasing of suffering (nirodha), and the truth of the path leading to the end of suffering (magga). These are the essence of the Buddhist faith. To apply this essence, the truth of suffering has to be comprehended thoroughly, and with this understanding, the origin of suffering is eradicated and abandoned. On doing away with the source of suffering, suffering perishes, and Nibbana is realized. It is crystal crucial to constantly keep in mind the fact that so as to reach Nibbana, the Noble Eightfold Path must be practiced, and that solely through this practical application, which is patipatti, has the stable power to lead the seeker to the attainment of the magga and phala stages of Nibbana.

Tóm lại, trong vai trò đệ tử của đức Phật, nhiệm vụ của mỗi người là xác định phương pháp cụ thể của Pariyatti và Pariyatti để đạt đến Paṭivedha, như đức Như Lai đã tuyên bố với các Tỳ khưu trong di giáo cuối cùng của Ngài:

“Handa dāni, bhikkhave,

āmantayāmi vo,

Vayadhammā saṅkharā,

Appamādena sampādetha.

Này các Tỳ khưu, bây giờ ta nói điều này như lời sách tấn cuối cùng: Các pháp hữu vi đều hoai diệt. Vì thế, hãy nỗ lực với chánh niệm và tinh tấn để hoàn thành nhiệm vụ (giác ngộ giải thoát)” (DN 16).

Tổng hợp: Sayalay Vijjāñāṇī (Tue Minh)

VICASA BUDDHISM & EDUCATION​

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]