Giáo dục phương Tây thực chất đi sâu tìm hiểu tâm lý học sinh để nhà giáo dục trở thành người hỗ trợ, người hướng dẫn, người truyền cảm hứng để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh phát triển theo nguyện vọng, sở thích và năng khiếu của mình. Thay vì giáo viên là người chi phối lớp học gần như hoàn toàn và học sinh chỉ thụ động lắng nghe, giáo dục Tây phương nhấn mạnh lấy học sinh làm trung tâm và học tập tích cực, nhằm thu hút sự tham gia của học sinh qua các hoạt động lớp học khác nhau. Nên người Á đông khi học giáo dục Tây âu không khác gì đang tìm hiểu về tâm lý học giáo dục, thay vì chỉ học giáo dục đơn thuần.
Nếu có điều kiện, nhà giáo dục nên tham gia chương trình học từ phương Tây để có cơ hội tiếp xúc với kiến thức giáo dục hoàn toàn mới mẻ như một luồng gió mới thổi vào sự hiểu biết được xây dựng từ bé đến giờ. Nhờ đó, giáo viên có thể kết hợp nền giáo dục xuất sắc của phương Tây với phương pháp tiếp giảng dạy truyền thống của Á đông để tạo ra phiên bản giáo dục thế học và/hoặc đạo học một cách hiệu quả nhất.
Sayalay Vijjāñāṇī
Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.