VICASA

Đâu là một vị thầy? Vị ấy có những phẩm chất gì?

Rate this post

Có rất nhiều vị thầy trên thế giới này. Giá trị của những vị thầy ấy có khác biệt tùy theo kiến thức, kinh nghiệm, bộ môn họ giảng dạy, v.v… Giá trị mà các vị có được còn nhờ vào sở thích cá nhân của các học trò của họ.

Mục đích chính của mỗi vị thầy là đào tạo nên những con người hữu ích hơn cho thế gian. Tuy nhiên, một số thầy có cách thức dạy dỗ khác nhau. Các vị ấy là những người đáng lưu tâm nhất trong tất cả vị thầy vì họ chỉ ra “con đường chân chánh” vượt trên cả thế giới hữu vi bằng cách giảng dạy về thánh đế đưa đến an tịnh tối thượng, chấm dứt vòng luẩn quẩn sinh tử luân hồi, gọi là Niết bàn. Các bậc đạo sư như vậy thị hiện trên thế gian với sự tinh thông và tu hành không phải trong một đời mà trong vô lượng kiếp khác nhau. Đó là lý do vì sao các bậc thánh nhân xuất hiện đều là hy hữu.

Bậc đạo sư vô thượng trong ba cõi pháp giới không gì sánh bằng, đó chính là đức Thế Tôn Chánh đẳng giác. Sau khi tự giác ngộ, đức Thế Tôn với thiên nhãn, ngài quán sát cùng khắp ba cõi pháp giới để tìm cho mình một bậc thầy cao hơn ngài về giới hạnh, định lực và trí tuệ để trở thành bậc đạo sư của Ngài. Nhưng vị ấy không hiện hữu trên thế gian, cuối cùng, đức Thế Tôn quyết định lấy Giáo pháp tôn quý mà ngài chứng ngộ làm thầy của mình. Trên thực tế, điều thiệt thòi của một người là sống mà không có một vị thầy.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của một học trò có mong nguyện chấm dứt vòng tái sinh là phải học cho tốt giáo lý thâm sâu về Pháp và Luật của ‘bậc Đạo sư’ và câu thúc tâm mình bằng cách thân cận với một vị thầy phù hợp để vị ấy có thể chỉ ra cho mình con đường của bậc thánh. Đó là lý do đức Phật đã dạy đoàn thể Tăng già đệ tử của ngài phải thọ nhận kỷ cương từ một vị thầy có kinh nghiệm tu hành cho đến khi họ hoàn thành ‘Nissaya’ (Theo tiếng Pāḷi, từ ‘Nissaya’ có nghĩa là giai đoạn một vị tân Tỳ Kheo phải học các học giới đã lãnh thọ và các kinh nghiệm tu học ít nhất trong năm kỳ an cư mùa mưa để vững chắc và độc lập khi rời thầy của mình). Có hai loại thầy mà một tăng sĩ phải biết, đó là ‘Thầy truyền giới’ và ‘Thầy tế độ’, hai vị thầy này có vai trò như cha mẹ của một trẻ nhỏ. (Tiếng Pāḷi là ‘Upajjhāya’ and ‘Ācariya’ để chỉ cho hai vị thầy này).

Trong đời sống xuất gia, mặc dù một học tăng chỉ nhận giới pháp từ một vị ‘Thầy truyền giới’, vị ấy có thể tiếp nhận sự dạy dỗ và khuyên nhủ từ nhiều bậc thầy mà không có trở ngại gì. Bởi vì chỉ có một thượng tọa Tỳ kheo mới có thể thực hiện việc thế phát xuất gia và truyền giới cụ túc cho một người, vị đó chỉ có thể là Thầy truyền giới hay ‘Upajjhāya’ cho một vị Sa di. Có năm hạng thầy khác nhau trong Giáo pháp của đức Phật.

Đó là 'Nissayāchariya', 'Pabbajjāchariya', 'Upasampadāchariya', 'Uddesāchariya' và 'Ōvādāchariya' (Thông thường, từ Pāli 'Dhammachariya' được sử dụng chung cho cả 'Uddesāchariya' và 'Ōvādāchariya'). ‘Nissayāchariya’ là người mà các đệ tử chọn làm thầy bằng cách đọc ba lần cụm từ tiếng Pāli, “Āchariyō mē Brantē hōhi, āyasmatho nissāya vacchāmi.” (Nghĩa là “Bạch Ngài, xin Ngài làm thầy của con. Con xin phép nương theo Ngài để được học tập dưới dẫn dắt của Ngài.”)


Nissayacariya – Người đưa ra lời khuyên và chỉ dẫn
Pravujjacariya – Người cử hành lễ thọ giới cụ túc vào tăng đoàn) với tư cách là giới sư nếu các đệ tử không tìm được một vị sư trưởng phù hợp.
Theo Phật giáo, năm vị tôn giả cần được một vị tăng tôn kính vào thời điểm thích hợp.

Pañcime upāli vandiyā. katame pañca? pacchā upasampannena pure upasampanno vandiyo, nānāsaṁvāsakako vuḍḍhataro dhammavādī vandiyo, ācariyo vandiyo, upajjhāyo vandiyo, sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇabrāhmaṇīyā pajāya sadevamanussāya tathāgato arahaṁ sammāsambuddho vandiyo. Ime kho upāli pañca vandiyā.

“Này Upāli, đây là năm hạng người nên được đảnh lễ. Thế nào là năm? Vị tu lên bậc trên trước nên được đảnh lễ bởi vị tu lên bậc trên sau, vị không đồng cộng trú thâm niên hơn nói đúng Pháp nên được đảnh lễ, thầy dạy học nên được đảnh lễ, thầy tế độ nên được đảnh lễ, trong thế gian tính luôn cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, và loài người, đức Như Lai bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác nên được đảnh lễ. Này Upāli, năm hạng người này nên được đảnh lễ.”

1. Trưởng lão tăng (giáo phẩm cao trong tăng đoàn) (Cùng tông phái)
2. Trưởng lão luật sư tăng (tuân thủ các chuẩn mực đạo đức) (Mối liên kết khác nhau).
3. Acariya: thầy tế độ
4. Upajjaya: thầy truyền giới
5. Đức Phật Thế Tôn

Piyo garu bhāvanīyo,
vattā ca vacanakkhamo;
Gambhīrañca kathaṁ kattā,
no caṭṭhāne niyojako.

—AN 7.37​

Khả ái và đáng kính,
Ðáng bắt chước, thuyết giả, Kham nhẫn các lời nói,
Nói những lời thâm sâu,
Không hối thúc ép buộc, Những điều không hợp lý.

—AN 7.37 (Bhikkhu Sujato)​

Người có mong muốn thân cận với những người bạn cao quý phải ở với người có lòng từ bi và sở hữu bảy phẩm chất này – thân thiện, đáng tôn trọng, đáng kính, thông thạo, giảng dạy Giáo pháp thâm sâu và không lừa dối. Liệu người ta vẫn có thể gắn kết tình bạn như vậy, ngay cả khi người bạn đồng hành của mình bị chối bỏ.

Nidhīnaṃva pavattāraṃ, yaṃ passe vajjadassinaṃ.
Niggayhavādiṃ medhāviṃ, tādisaṃ paṇḍitaṃ bhaje.
Tādisaṃ bhajamānassa, seyyo hoti na pāpiyo.

—Dhammapada 76​

Người gặp được bậc trí. Là người thấy lỗi mình. Và khiển trách dạy dỗ. Như người chỉ kho báu. Vậy nên thân người ấy. Vì khi thân như vậy. Được tốt, chớ không xấu. (Pháp cú 76 - Bhikkhu Thiện Hảo)

Cuộc sống đời thường khác với cuộc sống trần thế. Chúng tôi mời bạn khám phá nó, điều này sẽ giúp tăng trưởng niềm tin của bạn một cách tuyệt hảo.

Nguồn: nauyana.org
Việt ngữ: Thích Nữ Đức Thường

VICASA BUDDHISM & EDUCATION​

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]