VICASA

14 Tố Chất của Người Lãnh Đạo

Rate this post

1. Nuôi dưỡng khả năng sáng tạo

Sự sáng tạo không phải chỉ có trong nghệ thuật, văn chương hay âm nhạc, vận hành một đội ngũ cũng cần sự sáng tạo như vậy. Mỗi ngày, bạn sẽ phải đưa ra những ý định và hướng dẫn đội ngũ của mình tìm ra ý tưởng, từ đó giải quyết được vấn đề.

Hướng giải quyết cho các vấn đề thường không phải đơn giản, rạch ròi như đen với trắng. Mà để tìm ra hướng giải quyết đòi hỏi lãnh đạo phải có lối tư duy rộng mở “ra khỏi chiếc hộp” (outside the box). Nói vậy cũng có nghĩa là, nhà lãnh đạo phải biết sáng tạo, và giúp phát triển mầm mống sáng tạo cũng như sáng kiến trong đội ngũ của họ.

2. Xây dựng đội ngũ

Nếu bạn đã làm việc trong nhiều tổ, đội khác nhau, và với những người quản lý khác nhau, bạn sẽ đúc kết được rằng: Những người quản lý mà lúc nào cũng xem những thành viên khác trong nhóm như con nít thì không được lòng mọi người. Ngược lại, nếu họ xem thành viên trong nhóm là những người trưởng thành sẽ được mọi người trong nhóm tôn trọng và yêu mến.

Nếu bạn chọn thành viên cho đội ngũ của mình một cách ngẫu nhiên, đó chỉ là phần nổi của cái gọi là “đội ngũ”, bởi vì trên thực tế các yếu tố tạo nên một đội ngũ là mục đích rõ ràng, định hướng hoàn chỉnh và một nhà lãnh đạo dẫn đường.

3. Có sức thuyết phục và tầm ảnh hưởng lớn

Nếu bạn không có thời gian để tham gia sinh hoạt ở một câu lạc bộ, vậy thì hãy luyện tập giao tiếp ở nhà bằng cách đứng nói trước gương. Có cách hay hơn nữa là bạn quay lại lúc mình thuyết trình, sau đó nhờ bạn bè hay các thành viên trong nhà mình cho lời khuyên. Bạn sẽ ngạc nhiên vì những khiếm khuyết họ phát hiện ra và chỉ cho bạn đấy.

Lối giao tiếp của những vị lãnh đạo có sức cuốn hút như Richard Branson (Virgin) và Mark Zuckerberg (Phây – búc) là luôn tự tin và đầy sức thuyết phục. Họ biết cách chinh phục khán giả và để lại ấn tượng lâu dài trong tâm trí họ.

Tâm điểm của mọi giao dịch chính là sự giao tiếp qua lại. Dù đó là lúc thương thảo để b.án h.àng hay giải quyết khiếu nại của khách hàng, kết quả sẽ ra sao là tùy thuộc cách mà bạn giao tiếp với họ.

4. Sự đồng cảm

Một cách để đặt mình vào vị trí người khác là tổ chức họp thân mật thường xuyên với các đồng nghiệp của bạn. Khi làm như vậy thì bạn sẽ nhanh chóng hiểu được những lo lắng cũng như mong muốn của họ. Và một khi bạn hiểu được tại sao họ lại cảm thấy như thế – bạn sẽ ở vị trí có thể đồng cảm được với họ.

Lãnh đạo mà không đồng cảm sẽ bị đ.ánh giá là lạnh lùng, khắc nghiệt và không tâm lý. Thường thì họ cũng bị xem là không đáng tin cậy.

Những chỉ huy tốt nhất hiểu cảm giác của các thành viên trong nhóm, của khách hàng cũng như cộng sự của mình. Họ biết khen đúng lúc, và cũng biết lúc nào thì cần ngồi lại họp kín để thảo luận vấn đề.

5. Luôn luôn học hỏi

Lấy ví dụ một vị giám đốc điều hành của một công ty năng lượng mặt trời. Chất lượng của những tấm pin mặt trời có thể rất tuyệt vời, nhưng khi thương thảo với những khách hàng tiềm năng, nếu vị giám đốc hay nhân viên b.án h.àng thiếu hiểu biết về ngành năng lượng hay dự báo của ngành trong tương lai, v.v…, thật khó để họ thương thảo thành công bất kì vụ giao dịch nào. Vậy thì bạn cũng thế. Nếu bạn là cửa hàng trưởng của cửa hàng b.án đồ điện tử, hãy đảm bảo là bạn hiểu về các loại sản phẩm mà bạn đang b.án.

Tại sao luôn luôn học hỏi lại là một yếu tố quan trọng? Bạn sẽ tự tìm ra lý do, ví dụ như: Nếu cuộc sống của tôi đã tốt rồi, tại sao tôi phải học những thứ mới mẻ nữa?

Để thành công, các lãnh đạo hiểu rằng họ cần không ngừng nâng cao tay nghề cũng như kiến thức của mình. Họ sẽ học về tất cả những gì có thể liên quan đến ngành nghề của họ, để những quyết định của họ là những quyết định trong sự tự tin và tạo cảm giác an tâm, tin tưởng.

Nếu bạn là người dễ mất tập trung, bạn cần dành thời gian để cải thiện mức độ tập trung của mình. Hãy lên kế hoạch ngày, tuần, tháng và năm của bạn để giúp đảm bảo rằng bạn không chậm tiến độ đạt mục tiêu công việc.

6. Tính tập trung

Để đội ngũ của mình chỉ chú tâm vào bức tranh tổng thể, họ phân công công việc cụ thể vào một khoảng thời gian cụ thể và tránh được những việc không phải là trọng yếu.

Bạn cần một sự tập trung cao độ để kiên trì với công việc cũng như mục tiêu, vì những nguồn phân tán tư tưởng hiện diện khắp mọi nơi. Những lãnh đạo xuất sắc nhất hiểu rõ điều đó, cho nên họ không ngừng tìm cách để giúp đội ngũ của họ tập trung vào công việc hơn.

7. Giải trình trách nhiệm và đảm nhận trách nhiệm

Bạn muốn phát triển kỹ năng lãnh đạo thì không được chối bỏ trách nhiệm hoặc nghĩa vụ giải trình kèm theo. Nếu bạn thích giấu đi những sai lầm, bạn đang cho thấy tố chất của một người không phải là lãnh đạo. Hãy đối diện với vấn đề và tìm giải pháp cho chúng. Khi làm như vậy, ngay lập tức mọi người sẽ tôn trọng bạn.

Khi các sự việc tiêu cực phát sinh (và chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra triền miên), một lãnh đạo tốt ngay lập tức đứng ra lãnh trách nhiệm. Mới đầu, họ sẽ cố gắng giải quyết vấn đề theo cách nào nhanh chóng và êm đẹp nhất. Nhưng nếu không được như thế, họ sẽ tuyên bố không nhận lương và gánh toàn bộ trách nhiệm cho tất cả những gì đã xảy ra.

Những lãnh đạo kiệt xuất hiểu rõ rằng lúc nào họ cũng phải là người chịu trách nhiệm cho công việc và kết quả công việc của họ, cả trong phạm vi cá nhân lẫn tập thể, và là người đứng mũi chịu sào nếu có điều gì bất trắc xảy ra.

8. Đam mê và nhiệt huyết

Một cách để thực hiện điều đó là tìm kiếm điều tạo động lực cho bạn và giữ tập trung tuyệt đối vào đó. Ví dụ như giúp đỡ mọi người là động lực của bạn, vậy thì hãy đảm bảo cả công việc lẫn công ty của bạn thích hợp để làm điều đó. Nếu bạn lấy tiền bạc là động lực, vậy hãy tập trung vào việc đạt được tiền thưởng và tăng lương.

Những lãnh đạo xuất sắc là những người vui vẻ, có định hướng, nhiệt tình vì mục đích công việc. Chính đam mê này giúp họ đạt những kết quả lớn. Nếu bạn muốn thành công giống như vậy, bạn cần phải xây dựng đam mê và nhiệt huyết với công việc hiện tại cũng như mục tiêu cuối cùng của nó.

Biểu cảm, chủ động và năng nổ là ba từ tốt nhất để diễn tả một nhà lãnh đạo có nhiều đam mê.

9. Tính quyết đoán

Bạn đặt mình vào “phạm vi của lãnh đạo” (leadership bracket) bằng việc phát triển khả năng quyết định của mình. Hãy bắt đầu từ những quyết định nhỏ – rồi từ từ sẽ đến những quyết định lớn và khó hơn. Khi mọi người nhận thấy bạn có năng lực để đưa ra quyết định, họ sẽ thấy rằng bạn có tố chất lãnh đạo.

Hãy quan sát những lãnh đạo rất thành công và bạn sẽ thấy rằng họ ra quyết định rất nhanh. Với họ, việc quyết định là một niềm vui chứ không phải là gánh nặng gây căng thẳng của những người không phải là lãnh đạo khi họ phải quyết định một điều gì đó.

Những người làm công tác lãnh đạo luôn được gọi để đưa ra các quyết định (trong số họ có những người phải đưa ra hàng tá quyết định mỗi ngày). Làm lãnh đạo thì ra các quyết định là một trong những công việc trọng yếu nhất.

10. Tự tin

Sư tự tin của bạn quá thấp? Hãy cố tỏ ra tự tin. Các bác sĩ tâm lý khuyên rằng, nếu bạn làm ra vẻ tự tin, bạn trông sẽ tự tin hơn từ lời nói để cảm nhận của người đối diện. Và bạn sẽ trở nên tự tin… chỉ là vấn đề thời gian thôi.

Tố chất này không phải là của riêng cho các giám đốc điều hành, mà bất kỳ nhà lãnh đạo kiệt xuất nào cũng vậy. Một giải thích cho điều này là vì chỉ khi tự tin thì người ta mới có thể thuyết phục người khác và nhận được sự tôn trọng của họ.

11. Cảm xúc ổn định

Nếu căng thẳng bực bội khiến bạn dễ đánh mất cân bằng cảm xúc, hãy thử: hít thở chậm và sâu trong vòng 30 phút, ra ngoài đi bộ, uống một chút nước, và dành sự tập trung cho những gì bạn có thể giải quyết được.

Khi bạn đã ở vào các vị trí lãnh đạo thì căng thẳng công việc là chuyện xảy ra như cơm bữa. Chính vì vậy, một lãnh đạo giỏi phải biết giữ cho cảm xúc của mình luôn ổn định và không dễ dàng bị phân tán tư tưởng.

12. Tinh thần lạc quan và tư duy tích cực

Chúng ta dễ dàng hợp tác làm việc với một nhà lãnh đạo có lối suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, chính vì suy nghĩ tích cực mà họ luôn có một nguồn cảm hứng và ý tưởng dồi dào.

Năng lượng tích cực có sức lan tỏa rất lớn và những lãnh đạo xuất sắc luôn tràn đầy nguồn năng lượng này.

13. Tự tạo cảm hứng làm việc cho mình

Một trong những mấu chốt quan trọng là lúc nào bạn cũng phải có những mục tiêu để khuyến khích bạn làm việc. Nó giúp bạn duy trì sự nhiệt huyết và cảm hứng trong công việc.

Không phải ngẫu nhiên mà những nhà lãnh đạo thành công lại có vô vàn phương pháp tự tạo cảm hứng khi làm việc. Dưới một mức độ nào đó, nếu bạn không thể tự tạo cảm hứng cho mình, bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong quá trình cố gắng trở thành một lãnh đạo uy tín và được trọng dụng.

14. Tầm nhìn và sứ mệnh

Một lãnh đạo giỏi phải là người hiểu rõ mục tiêu cần đạt được là gì. Đây là tố chất tối quan trọng. Bạn phát triển tầm nhìn đó như thế nào? Hãy dành ra một lúc để xác định xem bạn muốn đạt được điều gì, và lên kế hoạch hành động để đạt được chúng.

#NguyenThanhTien #phattrienbanthan

VICASA BUDDHISM & EDUCATION​

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]