VICASA

Người học Phật có nên chạy theo bằng cấp?

Rate this post
Đệ tử Phật và bằng cấp

Chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển về giáo dục nên không thể nào vội phủ nhận vai trò của bằng cấp. Bằng cấp phần nào thể hiện và chứng minh cho quá trình nỗ lực thật sự của bản thân để trau dồi kiến thức chuyên môn nếu chúng ta nghiêm túc đầu tư thời gian học tập.

Như vậy, khi theo đuổi một chương trình học để có bằng cấp, chúng ta sẽ đạt được những lợi ích sau:

  • Đa số người thế gian vốn chưa có tinh thần tự giác học tập mạnh mẽ, nên chúng ta cần ghi danh một chương trình học cụ thể để có trách nhiệm với nguồn kinh tế đã đóng học phí mà nỗ lực đầu tư nghiêm túc thời gian.
  • Khi tham gia một môi trường học tập nhất định, kiến thức sẽ được tích luỹ một cách có hệ thống. Tuy chương trình giáo dục nước ta hay một số nước còn đặt nặng nhiều về lý thuyết, nhưng ít nhất chúng ta cần học để trau dồi thêm kiến thức và nâng cao vốn ngôn ngữ tiếng Việt để sử dụng cho chuyên ngành mình đam mê. Nếu ai cần áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành thì họ sẽ tự có phương pháp hiệu quả phù hợp nhu cầu cá nhân.
  • Bằng cấp chứng minh cho một quá trình kham nhẫn kiên trì học tập và rèn luyện của bản thân. Bởi lẽ sau khi nhận bằng, có thể chúng ta chưa có kinh nghiệm sống hay thiếu khả năng áp dụng kiến thức đã học vào làm việc trong môi trường thực tế, nhưng bằng cấp chính là minh chứng và thước đo tạm thời cho quá trình nỗ lực sơ khởi của một cá nhân.
  • Hơn nữa, người học sẽ kết giao được những mối quan hệ tri thức chất lượng trong giai đoạn học tập.
  • Quan trọng không kém, bằng cấp có thể sử dụng cho bất cứ môi trường nào cần chứng minh năng lực.

Bên cạnh đó, không ít người đã tự học thành công hoặc phụ huynh chọn phương pháp giáo dục homeschooling, giáo dục tại nhà, để định hướng cho các con du học. Nhưng so với tình hình thực tế, nước ta chưa có nhiều công dân đủ khả năng theo phương pháp này lâu dài vì Việt Nam là quốc gia đang phát triển. Cũng như trong giới nhà Phật, có rất nhiều vị tự thân nỗ lực tu học giáo lý để áp dụng vào thực hành đạt kết quả tích cực vì ngay cả đức Phật cũng không có bằng. Tại thế gian cũng có nhiều vị xuất chúng lỗi lạc không cần bằng cấp, nhưng trên thế giới số lượng thiên tài và có phước báu để đủ kiên trì và thông minh sẵn từ đời trước như vậy không nhiều.

Như vậy, khi tự thân có thể nỗ lực thành công thông qua pháp học và pháp hành mà không cần dựa vào giai đoạn học tập để đạt bằng cấp thì chúng ta sẽ đủ khả năng xác định “bằng cấp không quan trọng”. Chúng ta hãy suy xét thấu đáo và biết mình đang ở đâu và đang cần gì, đừng chạy theo hiệu ứng đám đông để vội kết luận bằng cấp không là gì để đó chính là lý do cho sự thiếu tinh cần và nhụt chí của bản thân. Chỉ khi nào học để khoe khoang hay học mà không hướng tới mục đích phục vụ hay áp dụng thực hành, khi đó, bằng cấp thật sự vô giá trị. Ít nhất, thay vì đang loay hoay chưa thể định hướng được con đường nên đi, chúng ta có thể chọn cho mình một chương trình học cụ thể để tránh lãng phí thời gian.

Tóm lại, mong rằng những thông tin với trải nghiệm cá nhân có thể hỗ trợ quý vị khả năng xem xét nhu cầu cụ thể để đưa ra sự lựa chọn phù hợp cho đường lối phát triển của mình một cách tích cực và hiệu quả. Do đó, trên đây là những lời khuyên dành cho số đông, còn những ai đã có con đường riêng thì họ sẽ biết cách theo đuổi đam mê của mình.

Sayalay Vijjāñāṇī (Tue Minh)

VICASA BUDDHISM & EDUCATION​

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]