Nikāya là một từ Pāli, có nghĩa: "tuyển tập", "bộ sưu tập", "tập hợp", "phân loại" hoặc "nhóm"[1] được sử dụng phổ biến nhất khi đề cập đến kinh điển Phật giáo Pali thuộc Tam Tạng, cụ thể là trong Suttanta Piṭaka (Kinh tạng).
Thuật ngữ Phật giáo Nikāya đôi khi được sử dụng trong học thuật đương đại để chỉ Phật giáo của các trường phái Phật giáo sơ khai.
Bộ sưu tập kinh điển
Trong Kinh điển Pāli, đặc biệt là Suttanta Piṭaka, ý nghĩa của nikāya gần tương đương với bộ sưu tập tiếng Anh và được sử dụng để giới thiệu các nhóm bài giảng theo chủ đề, độ dài hoặc các thể loại khác.
Sutta Piṭaka được chia thành năm nikāya:
1. Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh) tuyển tập các bài kinh dài (dīgha)
2. Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh), tuyển tập các bài kinh có độ dài trung bình (majjhima)
3. Samyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh), tuyển tập các bài giảng liên kết theo chủ đề (samyutta)
4. Anguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh), "bộ sưu tập tăng dần" (các bài kinh được nhóm theo thứ tự nội dung)
5. Khuddaka Nikāya (Tiểu Bộ Kinh), "bộ sưu tập các bài kinh ngắn"
Năm bộ Nikāya
Có 34 bài kinh dài trong bộ nikaya này, gồm một số bài quan trọng như: kinh Đại Niệm Xứ, kinh Sa Môn Quả và kinh Đại Bát Niết Bàn.
Có 152 bài kinh có độ dài trung bình trong bộ nikaya này, bao gồm Tiểu kinh Nghiệp Phân Biệt, kinh Quán niệm Hơi tthở và kinh Thân Hành Niệm.
Theo ước lượng, Bộ Tương Ưng có 2.889 bài kinh, nhưng theo chú giải có 7.762 bài kinh ngắn hơn (so với Trung Bộ Kinh) trong bộ Nikaya này.
Những bài kinh trong bộ này được sắp xếp theo số lượng. Theo chú giải ước lượng, bộ kinh bao gồm 9.565 bài kinh ngắn được nhóm theo số từ một đến mười một.
Đây là sự kết hợp không đồng nhất giữa các bài giảng, giáo lý và thơ kệ của đức Phật cùng các vị Thánh đệ tử. Nội dung có phần khác nhau giữa các phiên bản. Ấn bản tiếng Thái bao gồm 1-15 tập, ấn bản Sinhalese 1-17 tập và ấn bản Miến Điện 1-18 tập.
Ghi chú:
[1] Rhys Davids, T.W. & William Stede (eds.) (1921-5). The Pali Text Society’s Pali–English Dictionary. Chipstead: Pali Text Society.