Ý Nghĩa Logo
VIJJĀ: Biểu tượng "quyển sách" = WISDOM: học tập, thu thập kiến thức/trí tuệ (Pháp học)
CARAṆA: Biểu tượng "hành thiền" = PRACTICE: thực hành, trau dồi và phát triển tâm (Pháp hành)
SAMPANNO = viên mãn, thành công, thành tựu
VICASA: (quí chá sá) – viết tắt của cụm từ Pāḷi Vijjā-Caraṇa-Sampanno (Minh Hạnh Túc: viên mãn về trí tuệ và thực hành).
Đây là một trong những danh hiệu Phật, với ý nghĩa là pháp học và pháp hành. Vijjā (Minh) and Caraṇa (Hạnh) nhằm nhắc nhở hội chúng luôn không ngừng nỗ lực để viên mãn trong việc tu học và hành trì giáo lý của đức Phật.
Quý vị có thể tìm hiểu thêm về ý nghĩa của danh hiệu Phật này: https://theravada.vn/an-duc-phat-bao-minh-hanh-tuc/
Vijjā: Vipassana, Caraṇa: Samatha
Vijjā-Caraṇa-Sampanno – Minh Hạnh Túc: trên con đường hành trì theo lời dạy đức Phật, hành giả nên kết hợp hành thiền chỉ Samatha và thiền quán Vipassana để đạt giác ngộ viên mãn.
Trong kinh Phật dạy, có hai loại thiền, thiền chỉ (Samatha) và thiền minh sát (Vipassana). Thiền chỉ được kể trong phần hạt giống hạnh (Caraṇa), và Minh sát (Vipassana) được kể trong hạt giống minh (Vijjā). Nhưng đôi khi thực hành Minh sát cũng được xem như hạt giống hạnh. Chẳng hạn, nếu Minh sát là nghiệp mạnh nhất chín mùi vào thời cận tử, thì nó sẽ tạo ra kiết sanh thức hay tâm tục sinh (Paṭisandhi) mới. Trong trường hợp này, vipassanā được xem như hạt giống hạnh (Caraṇa).
Cỗ xe đại giác – Pa Auk Sayadaw
Tỳ khưu Pháp Thông dịch Việt
PHẬT GIÁO & GIÁO DỤC
Phật giáo đại diện cho tinh hoa Đông phương và Giáo dục đại diện cho tinh túy Tây phương. Do đó, Phật giáo và Giáo dục là mục tiêu hướng đến của trang web này. Hy vọng sự phối hợp tuyệt hảo Đông Tây này sẽ giúp hành giả có cái nhìn tổng quát về tri thức nhân loại nhằm áp dụng lý thuyết đã học vào thực hành và lan tỏa giá trị này trong cuộc sống.