Biểu đồ lộ trình tu tập thiền định Samatha và thiền minh sát Vipassanā
1. Giới thanh tịnh – Sīla-visuddhi
Thanh tịnh giới đức bằng cách thu thúc lục căn, giữ 5 giới, 8 giới hoặc tứ thanh tịnh giới (Tỳ khưu).
2. Tâm thanh tịnh – Citta-visuddhi
Thanh tịnh tâm bằng cách phát triển Định trên hơi thở hoặc trên những đề mục khác (Thiền phân tích tứ đại, Kasina, Thiền bảo hộ,…)
Hai giai đoạn trên dành cho cả 2 hạng hành giả tu thiền chỉ & thiền quán.
3. Kiến thanh tịnh – Ditthi-visuddhi
Thanh tịnh quan kiến do phân biệt được danh pháp & sắc pháp.
(1) Tuệ phân tích danh sắc (Nāmarūpa-pariccheda-ñāna)
4. Ðoạn nghi thanh tịnh – Kankhāvitarana-visuddhi
(2) Tuệ phân biệt nhân duyên (Paccaya-pariggaha-ñāna).
5. Ðạo phi đạo tri kiến thanh tịnh – Maggāmagga-ñānadassana-visuddhi:
(3): Tuệ Thẩm Sát Tam tương
(4): Tuệ Sinh Diệt-yếu
6. Ðạo tri kiến thanh tịnh- Patipadā-ñānadassana-visuddhi:
(4) Tuệ thấy rõ danh sắc sanh & diệt mạnh: (Udayabbayānupassanā-ñāna):
(5)Tuệ Hoại Diệt: Tuệ thấy rõ danh sắc diệt: (Bhangānupassanā-ñāna)
(6)Tuệ Kinh Uý: Tuệ phát hiện kinh sợ trước sanh diệt của danh sắc (Bhayupatthāna-ñāna).
(7)Tuệ Nguy Hiểm: Tuệ quán chiếu hiểm họa của thân ngũ uẩn (Adīnavānupassanā-ñāna).
(8)Tuệ Yểm Ly: Tuệ quán chiếu sự chán nản thân ngũ uẩn (Nibbidānupassanā-ñāna).
(9) Tuệ Dục Thoát: Tuệ muốn giải thoát khỏi thân ngũ uẩn (Muncitukamyatā-ñāna).
(10)Tuệ Giản Trạch: Tuệ quán chiếu sự suy tư (Patisankhānupassanā-ñāna), còn gọi là Trạch sát tuệ: Tuệ này thấy rõ ràng mãnh liệt danh pháp sắc pháp là khổ, vô thường, vô ngã.
(11) Tuệ Hành Xả: Tuệ xả về các hành (Sankhārupekkhā-ñāna), tuệ này sẽ lấy Xã làm đối tượng để thấy trong Xã cũng có tánh chất khổ, vô thường, vô ngã.
(12) Tuệ Thuận Thứ (Saccānulomika-ñāna): tuệ cao nhất của tâm hiệp thế có khổ, vô thường, vô ngã là đối tượng.
(13) Tuệ chuyển tộc (Gotrabhū-ñāna) trí tuệ hiệp thế nhưng buông bỏ tam tướng chuyển sang lấy Niết Bàn làm đối tượng.
Tuệ chuyển tộc không thuộc bất kì một giai đoạn thanh tịnh nào (không thuộc Tri Kiến Thanh Tịnh hay Đạo Tri Kiến Thanh Tịnh).
7. Tri kiến thanh tịnh – Ñānadassana-visuddhi: thanh tịnh bằng cách vượt qua & thành tựu
(14) Ðạo tuệ (Magga-ñāna),
(15) Quả tuệ (Phala-ñāna),
(16) Tuệ ôn lại (Paccavekkhana-ñāna), còn gọi là Phản khán tuệ.
______________________________________
Nội dung biểu đồ dựa theo nội dung biểu đồ trong sách “Con đường độc nhất để chứng ngộ Niết-bàn – The only way for the realization of nibbāna” biên soạn bởi ngài Pa-Auk Sayadaw.