- I. Thanh tịnh giới (sīlavisuddhi):
- II. Thanh tịnh tâm (cittavisuddhi): cận định, nhập định, sát na định
- 1. Tuệ phân biệt Danh Sắc (Nāma-rūpapariccheda ñāṇa): TUỆ TRI THỰC TÁNH PHÁP TRONG SÁT NA HIỆN TẠI
- 2. Tuệ nắm bắt duyên khởi - Tuệ thẩm sát nhân quả (Paccayapariggaha ñāṇa): TUỆ THẤY DUYÊN SINH
- 3. Tuệ thấu đạt - Tuệ thấu hiểu tam tướng (Sammāsana ñāṇa): TUỆ THẤY DUYÊN DIỆT
- 4. Tuệ sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāṇa): TUỆ THẤY SỰ SINH DIỆT LIÊN TỤC CỦA DANH SẮC
- 5. Tuệ hoại diệt (Bhaṅga ñāṇa)
- 6. Tuệ kinh uý (Bhaya ñāṇa): TUỆ SỢ HÃI
- 7. Tuệ quá hoạn (adīnava ñāṇa): TUỆ THẤY SỰ NGUY HIỂM CỦA NGŨ UẨN
- 8. Tuệ yếm ly (nibbidā ñāṇa): TUỆ NHÀM CHÁN
- 9. Tuệ muốn giải thoát (muñcitukamyatā ñāṇa)
- 10. Tuệ giản trạch (patisaṅkhā -ñāṇa): TUỆ SUY TƯ
- 11. Tuệ hành xả (saṅkhāra upekkhā ñāṇa)
- 12. Tuệ thuận thứ (saccānulomika ñāṇa)
- 13. Tuệ chuyển tánh - Tuệ chuyển tộc (gotrabhu ñāṇa): TUỆ CẮT DÒNG PHÀM
- 14. Đạo tuệ (magga): TRI KIẾN THANH TỊNH
- 15. Quả tuệ (phala)
- 16. Tuệ phản chiếu (paccavekkhaṇa ñāṇa)
I. Thanh tịnh giới (sīlavisuddhi):
- Giới bổn patimokkha,
- Giới phòng hộ các căn,
- Giới thanh tịnh sinh mạng,
- Giới liên hệ tứ vật dụng.
II. Thanh tịnh tâm (cittavisuddhi): cận định, nhập định, sát na định
Chỉ khi nào hành giả tu tập đạt cận định, sát na định, nhập định thì mới có nền tảng bước sang Vipassana và khi đó mới được gọi chính thức là thiền Vipassana. Với sự chỉ dẫn từ thiền sư, hành giả sẽ thực hành thuần thục từng tầng tuệ theo thứ tự sau:
1. Tuệ phân biệt Danh Sắc (Nāma-rūpapariccheda ñāṇa): TUỆ TRI THỰC TÁNH PHÁP TRONG SÁT NA HIỆN TẠI
Tuệ tri tướng trạng riêng biệt của từng danh pháp, từng sắc pháp trong sự tương giao danh-sắc. Ví dụ, khi đi: ý muốn đi (danh) và động tác di chuyển (sắc), hoặc động tác di chuyển (sắc) và tâm biết (danh) động tác di chuyển ấy, đang hỗ tương rất mật thiết nhưng lại hoàn toàn riêng biệt. Nhờ nhận biết về danh – sắc, tà kiến về tự ngã được đoạn trừ. Tuệ này gọi là kiến tịnh (ditthivisuddhi).
2. Tuệ nắm bắt duyên khởi - Tuệ thẩm sát nhân quả (Paccayapariggaha ñāṇa): TUỆ THẤY DUYÊN SINH
Hành giả tiếp tục quán sát chánh niệm Danh Sắc trong sát na hiện tại, tuệ tri nhân duyên (nguyên nhân và điều kiện) sinh khởi của từng danh pháp và sắc pháp. Ví dụ: – Khi thấy, hành giả biết rõ danh pháp là nhãn thức khởi lên do duyên nhãn căn và sắc trần, có ngũ môn hướng tâm, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ…
3. Tuệ thấu đạt - Tuệ thấu hiểu tam tướng (Sammāsana ñāṇa): TUỆ THẤY DUYÊN DIỆT
Hành giả tiếp tục ghi nhận chánh niệm trên danh Sắc trong sát na hiện tại. Hành giả thấy sâu hơn sự diệt và nhân duyên diệt của từng danh pháp, sắc pháp nên đạt được tuệ thứ 3 (sự sanh diệt vô thường, tính chất bất toại nguyện mang tính khổ đau và vô ngã của các pháp).
4. Tuệ sanh diệt (Udayabbayānupassanā-ñāṇa): TUỆ THẤY SỰ SINH DIỆT LIÊN TỤC CỦA DANH SẮC
Tuệ này là cái thấy tổng hợp của ba tuệ trước. Tuệ này càng thấy biết rõ ràng hơn ba tánh trạng chung của danh và sắc là vô thường, khổ não, vô ngã. Điểm quan trọng:
- Do thấy được tánh trạng sự sinh (udaya) của danh và sắc nên trừ được “đoạn kiến” cho rằng diệt là sự chấm dứt hoàn toàn.
- Do thấy được tánh trạng sự diệt (vaya) của danh và sắc nên trừ được “thường kiến” cho rằng có sinh tức có sự liên tục tồn tại mãi mãi không bao giờ chấm dứt. Thực ra diệt làm nhân cho sinh, đã sinh tất có diệt.
- Do thấy được sự sinh diệt liên tục mà hành giả vượt qua được mười pháp chướng ngại của thiền tuệ như: ánh sáng, trí sắc bén, hỷ, an, lạc, thắng giải, tinh cần , ứng niệm, xả, thỏa mãn.
Trên đây là trạng thái phi thường phát sinh trong tâm, nên hành giả dễ sinh ngã mạn, tự mãn, cho mình đã chứng đắc đạo quả.
5. Tuệ hoại diệt (Bhaṅga ñāṇa)
- Tuệ tri SỰ DIỆT NHANH CHÓNG CỦA DANH SẮC.
- Hành giả thấy sự tan rã, phân tán, hoại diệt của nhanh chóng của danh sắc, làm hành giả chỉ chú ý đến sự diệt mà không chú ý đến sự sinh. Đến đây loại trừ được điên đảo tưởng thường hằng (cho thân này là thường hằng, vĩnh cữu)
6. Tuệ kinh uý (Bhaya ñāṇa): TUỆ SỢ HÃI
- Tuệ tri sự biến diệt, tan hoại của danh sắc là mối nguy hiểm đáng sợ.
- Thấy rõ sự tham ái, đắm say trong danh sắc thì hậu quả thật đáng sợ.
- Khiến cho tham ái dừng lại, nhưng chưa trừ tận gốc.
7. Tuệ quá hoạn (adīnava ñāṇa): TUỆ THẤY SỰ NGUY HIỂM CỦA NGŨ UẨN
- Tuệ thấy rõ sự nguy hiểm, sự bức bách, sự bất an, sự độc hại, sự bệnh hoạn… của tứ đại, của ngũ uẩn, của căn trần, nói chung là danh sắc.
8. Tuệ yếm ly (nibbidā ñāṇa): TUỆ NHÀM CHÁN
Tuệ tri sự đáng nhàm chán của danh sắc. Do kết quả tuệ thứ 7, nên không còn thấy có gì hấp dẫn để đam mê trong đó.
9. Tuệ muốn giải thoát (muñcitukamyatā ñāṇa)
Tuệ tri sự cần yếu của THOÁT LY DANH SẮC. Khi đã tuệ chứng khổ đế trong danh sắc. Thấy rõ 3 cõi là nhà lửa, muốn cắt đức mọi trói buộc để nhanh chóng thoát ra ngoài.
10. Tuệ giản trạch (patisaṅkhā -ñāṇa): TUỆ SUY TƯ
Trải qua tuệ muốn giải thoát, ở đây tuệ giác suy tư về tam pháp ấn, hành giả càng thấy rỏ đặc tính sinh diệt, chúng là rỗng không, không thể sở hữu, không thể kiểm soát của danh sắc. Quan trọng là tuệ này đã tìm thấy con đường thoát ly (Đạo đế)
11. Tuệ hành xả (saṅkhāra upekkhā ñāṇa)
Tuệ tri trạng thái bình lặng của các tâm hành, chuẩn bị cho tiến trình Thánh Đạo. Không còn chấp thủ hay tham ái đối với ngũ uẩn.
12. Tuệ thuận thứ (saccānulomika ñāṇa)
Tuệ tri trạng thái thuận nhập dòng Thánh Đạo. (chứng ngộ Tứ Thánh Đế)
- một trạng thái hoàn toàn bình lặng trong sáng, lúc bấy giờ tâm hành giả tự động thuận nhập vào Đạo lộ của các bậc Thánh.
- Chuẩn bị cho Thánh Đạo Tâm
- Cận hành Thánh Đạo Tâm
- Thuận thứ Thánh Đạo
13. Tuệ chuyển tánh - Tuệ chuyển tộc (gotrabhu ñāṇa): TUỆ CẮT DÒNG PHÀM
- Tuệ tri trạng thái chuyển hóa từ phàm qua Thánh. Lộ trình tâm chuyển sang đạo tuệ, lấy đối tượng là niết bàn. Mặc dù danh sắc đã buông bỏ nhưng Tâm còn là tâm hiệp thế. Vẫn chưa hoàn toàn đoạn tận các lậu hoặc.
14. Đạo tuệ (magga): TRI KIẾN THANH TỊNH
Trí tuệ xuất hiện trong tâm siêu thế gọi là Đạo Tuệ. Khi Đạo Tuệ xuất hiện lần đầu tiên gọi là Tâm Đạo Tu Đà Hoàn, Tâm Đạo hoạt động trong một sát na, nhưng nó giảm bớt sự tái sanh trong tương lai chỉ còn nhiều nhất là bảy lần ( không còn rơi vào bốn ác đạo). Tuệ này đã hoàn toàn đoạn tận ba kiết sử đầu: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Khi tâm đạo xuất hiện thêm 3 lần nữa sẽ chứng đắc những Thánh đạo cao hơn.
- Tư đà hàm đạo đoạn giảm: Dục ái, sân hận.
- A Na Hàm đạo đoạn: Thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái, sân hận.
- A-la-hán Đạo đoạn thêm: sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, trạo cử, vô minh.
15. Quả tuệ (phala)
- Tâm quả Tuệ phát sanh sau Tâm Đạo, đây là Tâm Quả Siêu Thế khởi lên trong 3 hay 2 sát na tâm. Kết quả này là quy luật vận hành của các Pháp. Hành giả cảm giác một sự an lạc sâu lắng. Sau khi tâm quả chấm dứt thì Niết Bàn không còn là đối tượng nữa.
16. Tuệ phản chiếu (paccavekkhaṇa ñāṇa)
Liễu tri Đạo, Quả, Niết-bàn, và những phiền não, kiết sử nào đã diệt tận hay vẫn còn dư sót. Ngay sau khi thực chứng một trong bốn Thánh Đạo-Quả vị ấy phản chiếu lại một cách tự nhiên những gì đã thể nghiệm:
- Thánh Đạo nào đã chứng
- Thánh Quả nào đã chứng
- Niết-bàn đã chứng qua Thánh Đạo-Quả nào
- Những phiền não hay kiết sử nào đã diệt tận.
Sưu tầm