VICASA

English Translation

A translator ought to endeavor not only to say what his author has said, but to say it as he has said it.

Translation is the act of transferring written material from one language into equivalent written material in another language.

HOW TO DEVELOP

Accumulate translation skills

A. Hard skills (can be acquired through materials or schools)

1. Language knowledge

1.1. Attain bilingual mastery of source language (English) and target language (Vietnamese)
1.2. Expand translation abilities: ceaselessly boost knowledge and enhancing vocabulary
1.3. Has a sound grasp of grammatical structure and bilingual style
1.4. Identify which word structure is used more often
1.5. Use the most understandable, appropriate, and meaningful words
1.6. Pay attention to the context of the sentence
1.7. Consider using common language or scientific terms
1.8. Be able to use language flexibly and extensively
1.9. Cultivate specialized knowledge and translation field
1.10. Understand varying cultures

2. Reading comprehension skills: reading books, taking notes and reviewing them regularly every day
3. Computer assistance
4. Skills to look up and use technology

B. Soft skills (practical skills)

1. Diligence and perseverance
2. Attention to detail
3. Dependability

 

  • Kỹ năng cứng: Có thể học qua trường lớp
  • Kỹ năng mềm: Kỹ năng thực tế

 

A.    Kỹ năng cứng

1. Kỹ năng ngôn ngữ

Cần thông thạo ngôn ngữ nguồn hoặc ngôn ngữ sẽ dịch. Người dịch phải là người bản ngữ – người nói tiếng địa phương của ngôn ngữ mục tiêu hoặc ngôn ngữ sẽ dịch sang. Người dịch cũng cần phải là một nhà văn giỏi trong ngôn ngữ mục tiêu.

 1.1. Thông thạo song ngữ

1.1.1. Ngôn ngữ nguồn (tiếng Anh)

Là biên dịch viên chuyên nghiệp, chúng ta cần có khả năng viết rất tốt và hiểu được văn bản gốc, có khả năng sử dụng hiệu quả từ vựng, ngữ pháp, và thành ngữ để diễn tả mọi thứ một cách chính xác. 

 1.1.2. Ngôn ngữ mục tiêu (tiếng Việt)

Ngoài kỹ năng ngoại ngữ tốt, dịch thuật là một việc đòi hỏi vốn từ ngữ tiếng mẹ đẻ phải thật sâu rộng. Để một bản dịch thực sự thuần tiếng Việt, mạch lạc, êm tai là chuyện không hề dễ dàng. Vì thế kỹ năng đòi hỏi ở một dịch giả không chỉ đơn giản là kiến thức ngoại ngữ mà còn ở vốn văn hóa và kiến thức chuyên ngành sâu rộng. 

Để trở thành biên dịch giỏi, người dịch nên có khả năng làm chủ ngôn ngữ mục tiêu và hiểu biết tốt về các phương ngữ, dấu chấm câu, ngữ pháp, tiên đề, tiếng lóng, biến thể, phong cách, biệt ngữ và từ lưỡng tính.

 1.2. Mở rộng khả năng dịch thuật

Liên tục học hỏi kiến thức, mở rộng vốn từ ngữ và khả năng dịch thuật. Để có thể mở rộng khả năng dịch thuật, người dịch cần làm quen và ghi nhớ từ ngữ mới, học mọi lúc mọi nơi từ ngữ chuyên ngành để tăng vốn kiến thức của bản thân. 

 1.3. Nắm rõ cấu trúc ngữ pháp và văn phong song ngữ

Việc hiểu rõ ngôn ngữ để phiên dịch tiếng Anh trong văn bản dịch, bao gồm cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều kiện tiên quyết để có một văn bản dịch chính xác. Tiếng Việt và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng như cùng sử dụng bảng chữ cái latinh, đều phong phú về từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên, đây vẫn là hai ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, đặc biệt là trong cấu trúc ngữ pháp, dấu câu và văn phong sử dụng. Chỉ khi hiểu được hai ngôn ngữ, chúng ta mới có thể phiên dịch viên tiếng Anh đúng nghĩa đồng thời diễn đạt phù hợp với mạch suy nghĩ của người Việt Nam.

 1.4. Xem xét cấu trúc từ ngữ nào được dùng nhiều hơn

Chẳng hạn như tiếng Anh sử dụng cụm từ “remotely-accessible device” để chỉ thiết bị được điều khiển từ xa trong khi những ngôn ngữ khác sử dụng cụm từ có vẻ diễn giải nhiều hơn là “device that is accessible remotely” hoặc “device that allows remote access”. Vấn đề này cần được hiểu rõ để tài liệu văn bản hoặc dịch phim, dịch video, clip tiếng Anh của bạn có độ phù hợp cao và dễ hiểu đến khán giả.

 1.5. Sử dụng từ ngữ dễ hiểu và hợp nghĩa nhất

Bản phiên dịch tiếng Anh thực sự đề cập đến “social insertion”, trong khi “social integration” đang được sử dụng phổ biến hơn. Nên đề cập đến “eventual problems” hay chỉ là “potential issues”. Hay là có nên sử dụng “administrative situation”  trong khi  “administrative status” được sử dụng phổ biến hơn.

Việc của người phiên dịch là cân nhắc từ ngữ dễ hiểu và hợp nghĩa nhất để cung cấp cho người đọc một góc nhìn toàn diện nhất. 

 1.6. Chú ý văn cảnh câu văn

Tránh thói quen dịch “từ đâu nghĩa đó” (word-by-word), thay vào đó, người dịch hãy đọc để hiểu ý của toàn bộ đoạn văn, sau đó diễn đạt lại theo cách của mình thật phù hợp. Đặc biệt chú ý đến ngữ cảnh và tình huống của văn bản để dịch cho đúng và không làm mất đi ý nghĩa câu chuyện mà tác giả muốn truyền đạt. 

Khi cần, người dịch cũng có thể cân nhắc thay đổi trật tự từ, câu hay thêm bớt từ để phù hợp với văn phong của Việt Nam nhưng không ảnh hưởng đến nghĩa gốc của văn bản tiếng Anh. 

Ví dụ: Thành ngữ tiếng Anh “as quiet as a mouse” có thể được dịch với thành ngữ tương ứng trong tiếng Việt là “im như thóc” để thuần Việt mà không làm thay đổi nghĩa của cả câu.

 1.7. Cân nhắc sử dụng ngôn ngữ thông dụng hay thuật ngữ khoa học

Trong tiếng Anh, một từ có vẻ như là thuật ngữ khoa học đôi lúc lại được dịch sang nghĩa khác với từ có nghĩa thông dụng. 

Ví dụ: Bạn có nên dùng từ “anomaly” trong khi từ “fault” có vẻ tự nhiên hơn. Vậy nên dịch thành “pulmonary disease” trong khi từ “lung disease” sẽ dễ hiểu hơn với đại đa số người nghe.

Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, ngữ cảnh, tính cách của nhân vật mà người phiên dịch viên tiếng Anh có thể lựa chọn ngôn ngữ thông dụng hay khoa học cho phù hợp nhất. 

 1.8. Khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt và sâu rộng

Học gì để trở thành biên phiên dịch viên? Trước hết, vốn từ vựng phong phú là yêu cầu bắt buộc để bạn có thể làm một thông dịch viên. 

Trong các trường hợp phiên dịch trực tiếp (như sự kiện, hội thảo, cuộc họp, v.v), điều kiện tiên quyết là người phiên dịch phải phản ứng nhanh với nội dung được nói ra và chuyển ngữ ngay lập tức. Họ không có thời gian để dùng từ điển hay đắn đo xem nên dùng từ nào. 

Chính vì vậy, sở hữu vốn từ vựng rộng lớn và khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt sẽ trở thành lợi thế rất lớn khi theo đuổi việc biên phiên dịch. Điều này sẽ giúp người dịch nhanh nhạy trong phản xạ dùng từ, dịch chuẩn và theo sát ý nghĩa nhất.

1.9. Trau dồi kiến thức chuyên ngành và lĩnh vực dịch

Biên dịch viên sẽ không thể dịch thuật chính xác nếu không có đủ kiến thức chuyên môn cần thiết đối với cả hai ngôn ngữ cần dịch và lĩnh vực đang dịch. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao như dịch chuyên ngành luật hay dịch chuyên ngành kỹ thuật. 

Những văn bản này chứa một lượng lớn từ ngữ và thuật ngữ chuyên ngành mà để dịch xuôi và đúng thì người phiên dịch viên tiếng Anh cần phải hiểu vấn đề. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng làm văn bản dịch trở nên vô nghĩa hoặc sai nghĩa. 

Ví dụ: Bộ phim “Red Eye” nếu dịch theo nghĩa đen của từng từ sẽ là “Mắt đỏ”. Tuy nhiên, cách dịch này không chính xác, vì cụm từ “Red Eye” ở đây thực ra ám chỉ những chuyến bay đêm, được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ.

 1.10. Thấu hiểu về các nền văn hóa khác nhau

Công việc biên phiên dịch đóng vai trò như một ranh giới giữa nhiều con người, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa. Nội dung được dịch ra không chỉ giúp những người không cùng ngôn ngữ hiểu được nhau, mà còn giúp kết nối và thu hẹp khoảng cách văn hóa. 

Thông dịch viên phải khéo léo chọn từng từ, cân đo đong đếm từng ý nghĩa, ý định trong mỗi văn bản hay lời nói nhằm tránh xảy ra những bất đồng văn hóa trong quá trình chuyển ngữ. 

Vì thế, việc thấu hiểu văn hóa các quốc gia khác nhau là điều cần thiết để chọn ra từ ngữ diễn đạt đúng ý trong từng ngữ cảnh.

2. Kỹ năng đọc hiểu tài liệu  

Một biên phiên dịch viên chuyên nghiệp cần phải có kỹ năng đọc hiểu tài liệu tốt. Điều này đặc biệt quan trọng khi phải dịch các tài liệu chuyên môn. Kỹ năng đọc hiểu tài liệu tốt giúp cho phiên dịch viên có thể hiểu và dịch chính xác các thuật ngữ và cụm từ chuyên môn, đồng thời giảm thiểu sai sót khi dịch.

 2.1. Đọc sách

Đọc sách là cách nhanh nhất để bạn tích lũy thêm vốn từ cũng như kiến thức mới. Hai tuần một quyển sách nào đó về lĩnh vực bạn đang dịch hoặc quan tâm là đủ. Duy trì thói quen đọc sách khiến vốn từ của bạn dày lên mỗi ngày. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ thấy khả năng chuyển ngữ và chọn từ của mình tuôn trào như suối chảy.

 2.2. Ghi chép và xem lại đều đặn mỗi ngày

Một cuốn sổ tay là hành trang không thể thiếu đối với một biên phiên dịch viên. Bạn sẽ không thể nhớ hết tất cả các ý cần truyền đạt khi người trình bày thao thao bất tuyệt. Ghi chép ngắn gọn và súc tích nội dung cũng như những ý chính giúp bạn biết mình truyền tải đúng và đủ những gì cần phải dịch.

Bạn cũng có thể sử dụng các mẹo ghi chép như sơ đồ tuy duy, tốc ký, kỹ thuật ghi chép ứng dụng siêu trí nhớ để có thể tóm các ý chính lại một cách nhanh hơn. Nhiều người trình bày với tốc độ của một cơn gió và chỉ dựng lại khi họ hết ý hoặc khi đã thấm mệt. 

 3. Kỹ năng tin học

 Thông dịch viên nên có kỹ năng tin học tốt nếu muốn trở thành một biên dịch. Đó là lợi thế của bạn nếu bạn có kinh nghiệm trong việc sử dụng một số phần mềm văn phòng như MS Office, MS Excel, MS PowerPoint và cả Photoshop, InDesign vì bạn sẽ cần chúng khi làm việc. Sử dụng các ứng dụng này sẽ nâng cao hiệu quả của bạn và giúp tăng cơ hội nhận việc làm.

 Ngoài các ứng dụng nêu trên, bạn cũng cần phải biết cách sử dụng các công cụ CAT (máy tính hỗ trợ dịch). Biết HTML cũng là một lợi thế nhưng cũng không phải là một yêu cầu.

 Một biên dịch giỏi cũng cần có kỹ năng đánh máy tốt, vì bạn sẽ phải đối phó với các văn bản dài. Tốc độ đánh máy trên mức trung bình và độ chính xác sẽ giúp bạn rất nhiều.

 4. Kỹ năng tra cứu, sử dụng công nghệ  

Trong quá trình biên phiên dịch, không tránh khỏi những cụm từ khó hay từ chuyên môn đặc thù có thể gây khó khăn cho người dịch. Tuy nhiên, việc gặp phải những từ khó không có nghĩa là không thể giải quyết được vấn đề. 

Trong thời đại công nghệ hiện nay, thông dịch viên có thể tra cứu các nguồn thông tin trực tuyến, diễn đàn mạng xã hội hay phần mềm tra cứu để hỗ trợ cho quá trình biên phiên dịch. Quan trọng là bạn phải biết sàng lọc và lưu trữ lại những thông tin quan trọng vào kho dữ liệu để dễ dàng tra cứu khi cần thiết.  

Một phiên dịch viên chuyên nghiệp cần phải có kỹ năng sử dụng các công cụ hỗ trợ dịch thuật như CAT (Computer Assisted Translation), TMS (Translation Management System) hoặc phần mềm dịch thuật như SDLX, Trados hay MemoQ, Transit, DejaVu để tra cứu và dịch thuật nhanh hơn. Tra cứu chuẩn xác cũng là yếu tố quan trọng để giúp văn bản dịch thuật chính xác hơn. 

 

B. Kỹ năng mềm (Kỹ năng thực tế)

1. Chăm chỉ – kiên trì

Việc dịch thuật là một công việc cần rất nhiều thời gian và đòi hỏi sự kiên trì. Người dịch phải có khả năng tự tạo động lực cho bản thân và có kế hoạch quản lý công việc hiệu quả. Có như thế mới có thể hoàn thành công việc một cách chính xác và đầy đủ.  

Để có một bài dịch tốt, người dịch phải tham khảo nhiều tài liệu, từ điển, thậm chí vò đầu bứt tai với những từ mới. Ngoài những cuốn từ điển uy tín, hãy cố gắng mở mang vốn từ và kiến thức của mình để không trở ngại nào có thể làm khó được bạn. 

Ngoài việc trang bị kiến thức, người dịch cần không ngại trải nghiệm và thực hành nhiều để tích luỹ kinh nghiệm và kỹ năng. Biên phiên dịch cũng tương tự như các kỹ năng thực hành nghe – nói – đọc – viết, cần phải được trau dồi và rèn luyện hàng ngày. Nguồn tài liệu cho bộ môn này rất phong phú trên các trang mạng học tiếng Anh. Biết khai thác một cách có hiệu quả các websites phục vụ cho việc học sẽ nâng cao khả năng, vốn từ và kỹ năng cần thiết cho người học.

 Do đó, có thể nói rằng, dịch là quá trình xử lý ngôn ngữ đòi hỏi kỹ năng về văn chương, kiến thức về từ vựng, kinh nghiệm sống, ngoài ra còn đòi hỏi cả sự thông minh, sáng tạo, có như vậy mới có thể cho ra đời những bản dịch hay (dịch viết) và đạt được mục đích giao tiếp (dịch nói).

Cuối cùng, chăm chỉ học hỏi từ những người có kinh nghiệm là điều không thể thiếu để tăng kiến thức và vốn hiểu biết.

 2. Tỷ mỉ – cẩn trọng

 Tỉ mỉ, cẩn thận là một phẩm chất, một thói quen của cá nhân – người có khả năng chú ý tới chi tiết, tập trung vào các nhiệm vụ với đánh giá và cân nhắc toàn vẹn nhất có thể. Bên cạnh đó, tỉ mỉ, cẩn thận cũng là khi bạn luôn có sự chuẩn bị sẵn sàng, theo sát diễn biến và luôn kiểm tra, xác nhận lại ngay cả khi đã hoàn thành bất kỳ công việc nào.

Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là các yếu tố nhỏ nhất, luôn để tâm đến công việc và đảm bảo mọi việc được tiến hành chính xác nhất.

Đối với một biên phiên dịch viên tiếng Anh, đức tính cẩn thận, tỉ mỉ vô cùng quan trọng. Người dịch cần chú trọng từng chi tiết nhỏ nhất để có được một bản dịch hoàn thiện. Biên phiên dịch là công việc tỉ mỉ nên rất cần sự cẩn trọng, yêu cầu sự tỉ mỉ trong từng câu, từng con chữ, vì chỉ có mình kiểm tra chính mình, sai mình biết. Sự tỉ mỉ, cẩn thận cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng biên phiên dịch hiệu quả. Ai đã từng làm phiên dịch đều biết rõ, nếu bạn không phải là người tinh tế, cẩn thận và chú ý tỉ mỉ các chi tiết nhỏ nhặt thì rất dễ bị đào thải.

3. Dependability

Nói một cách đơn giản, trở nên đáng tin cậy có nghĩa bạn làm những gì bạn nói sẽ làm, khi bạn nói là sẽ làm. Bạn có thể được tin cậy để hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào và bạn sẽ làm tốt nó. Trong thời cuộc thế giới không ngừng thay đổi, duy trì sự đáng tin cậy tức có năng lực quản lý kỳ vọng và luôn có trách nhiệm.

 



1. Luôn tôn trọng nguyên bản từ ngữ gốc

Một trong những sai lầm mà những người ít kinh nghiệm biên phiên dịch hay mắc phải đó chính là thay đổi từ ngữ gốc, điều này khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi. Chính vì vậy mà kinh nghiệm là không nên thay đổi nguyên bản từ ngữ gốc. Việc thay đổi từ ngữ gốc, sắc thái biểu cảm thay đổi sẽ khiến cho nghĩa của câu bị thay đổi. Để tránh mắc lỗi này thì người phiên dịch cần phải giữ từ nguyên bản, từ gốc; hiểu nghĩa của từ và đặt và hoàn cảnh câu văn để dịch cho đúng.

 Ngoài ra, khi dịch bạn cần phải dịch được nghĩa của từ, trau chuốt nghĩa của từ để cho câu văn của bạn đúng ý mà phải hay. Để làm được điều này thì người biên phiên dịch nên học hỏi những người bản địa hoặc những người biên phiên dịch trước có nhiều kinh nghiệm để có thể dịch đúng và dịch chính xác các câu từ.

 2. Chú ý đến yêu cầu về chất lượng văn bản

Văn phong tự nhiên, dễ đọc, dễ hiểu sẽ giúp nâng cao chất lượng của bản dịch. 

3. Đề cao tính trung thực của bản dịch

Không làm cho bản dịch hấp dẫn hơn bằng cách thêm bớt thông tin, dữ liệu. Điều cần thiết nhất là phải phản ánh chính xác và trung thực nhất ý đồ từ bản gốc. Làm được điều đó, biên phiên dịch viên phải kiên nhẫn bổ sung kiến thức cũng như trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.

 4. Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin trong dịch thuật là quá trình đảm bảo rằng thông tin bị dịch từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác được bảo vệ và không rơi vào tay người không được phép. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống như dịch thuật văn bản quan trọng, dịch thuật trong lĩnh vực y tế, tài chính, luật pháp hoặc bất kỳ lĩnh vực nào mà thông tin là mật.

 

 

Để thực hiện được một bản dịch hoàn hảo, mỗi biên phiên dịch viên đều hoạt động hết công suất, vận dụng tất cả các kỹ năng cần thiết.  Tuy nhiên, nếu nắm được những phương pháp đúng trong biên phiên dịch, công việc sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng cũng như ít sai sót hơn. Theo kinh nghiệm của các biên dịch, phiên dịch lâu năm, có năm bước cơ bản nên được áp dụng khi bắt tay vào công việc dịch thuật. 

 1. Xác định thể loại tài liệu của bản gốc trước khi dịch

Cách dịch một câu nói hay một quyển sách khác với cách dịch tài liệu chuyên ngành, dịch tiểu thuyết cũng không giống với dịch văn bản thông thường. Mỗi tài liệu sẽ có một phong cách dịch tương ứng thế nên trước khi thực hiện công việc biên phiên dịch, người dịch cần nắm rõ tài liệu mình cần dịch thuộc thể loại gì thì mới có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Tìm hiểu trước thể loại tài liệu cần dịch là cách giúp bạn chủ động tìm ra phương hướng, cách dịch, văn phong, ngữ điệu phù hợp; vừa có thể rút ngắn thời gian vừa nâng cao chất lượng bản dịch.

Ngoài ra, mỗi tài liệu hướng đến những đối tượng, mục đích riêng nên biên phiên dịch nên xác định rõ ngữ cảnh trước khi dịch để chọn đúng văn phong để thể hiện.

2. Đọc kĩ nhiều lần bản gốc đối với biên dịch viên và tập trung nghe cẩn thận đối với phiên dịch viên

Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn là những đức tính cần có đối với người làm tìm việc biên phiên dịch. Với người làm biên dịch, bạn phải đọc đi đọc lại bản gốc nhiều lần rồi mới bắt đầu dịch. Việc đọc kĩ giúp biên phiên dịch viên nắm rõ chủ đề chính, tìm và lưu ý các cụm từ khó, thuật ngữ chuyên ngành hay nhóm từ đa nghĩa. Văn phong, văn hóa của bản gốc cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau vài lần đọc. Thế nên, đừng lười biếng hay ngại mất thời gian khi thực hiện bước này.

 Ngoài ra, biên phiên dịch cần luyện kỹ năng nghe và đọc. Đọc đi đọc lại và nghe cẩn thận là phương pháp giúp bạn nắm bắt được nội dung chính rồi từ đó thực hiện công việc dịch thuật suôn sẻ hơn.

 Còn với phiên dịch viên, không thể nghe đi nghe lại người nói thì cần phải tập trung lắng nghe một cách cẩn thận. Không được lơ là, nhanh chóng nắm bắt các “keyword” để hiểu nội dung chính muốn truyền tải. Khi khối lượng thông tin nhiều, bạn có thể tập viết tốc ký, nhanh nhẹn chép lại từ khóa, kịp thời sử dụng chúng khi cần thiết.

Đây là phương pháp quan trọng mà người tìm việc biên phiên dịch nên áp dụng, nó hỗ trợ rất nhiều cho việc dịch thuật, thông tin truyền ra không chỉ đủ mà còn chính xác hơn.

 3. Tìm hiểu thêm tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt

Để biên phiên dịch hiệu quả, ngoài thông thạo ngoại ngữ, bạn còn phải giỏi cả tiếng Việt. Nhiều người đọc hiểu ngoại ngữ rất tốt nhưng lại có vấn đề khi diễn lại toàn bộ ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ. Thế nên, việc tìm hiểu tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt sẽ giúp các biên phiên dịch có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, chọn lựa câu từ, sắp xếp câu cú ngữ pháp và tìm đúng văn phong thể hiện. Phương pháp này cũng đồng thời giúp người dịch bổ sung kiến thức nền tảng khi được tiếp xúc, làm quen với những khái niệm mới và lấy đó làm tư liệu nguồn để thực hiện dịch bản gốc. Đừng nghĩ đây là việc làm thừa thãi, không cần thiết, thực chất bản dịch tiếng Việt có cách diễn đạt phù hợp, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp này.

 4. Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành

Khi làm công việc dịch thuật, việc am hiểu kiến thức nền tảng về lĩnh vực mình đang dịch là rất cần thiết. Đặc biệt, nếu phải biên phiên dịch cho các ngành nghề đặc trưng hay cần tiếp xúc những tài liệu có tính chuyên ngành riêng biệt như kỹ thuật, y tế, luật pháp, kinh tế… thì công việc của biên phiên dịch lại khó khăn hơn gấp bội. Không thể dịch qua loa đại khái, nhưng muốn dịch sâu và dịch chuẩn thì lại quá khó khăn với người dịch không có nhiều kiến thức về lĩnh vực cụ thể. Bởi thế nên trước khi biên dịch phiên dịch về ngành nghề lĩnh vực nào đó, hãy bỏ thời gian nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, bổ sung thêm kiến thức nền tảng, nắm bắt những đặc trưng riêng để áp dụng khi làm việc.

 

 

Source: collected

How to boost translation skills

Videos

12+ videos

Helpful video

4 videos

9 videos

16 videos

7 videos

Books

Vietnamese style

Vietnamese to English

English to Vietnamese

English translation

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]