VICASA

Abhidhamma Pitaka​ – Tạng Vi diệu pháp

‘Abhi’ được dùng với ý nghĩa ‘thắng, siêu vượt trội, cao thượng, xuất sắc, siêu phàm, siêu việt, vi diệu’, v.v…  Dhamma, Pháp, có nghĩa là giáo lý hay lời dạy, giáo huấn.  Abhidhamma có nghĩa là Giáo Lý Cao Siêu, vì pháp này giúp thành tựu giải thoát, hay bởi vì pháp nầy vượt lên trên, cao hơn giáo lý chứa đựng trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Luật (Vinaya Piṭaka).

Abhidhamma Piṭaka: Tạng Vi Diệu Pháp, Tạng Vô Tỷ Pháp, Tạng Thắng Pháp, Tạng A-tỳ-đàm. So với hai Tạng đầu tiên, Luận Tạng Abhidhamma có số lượng nhiều hơn và nội dung rất thâm sâu; tạng này vượt trội hơn, siêu phàm hơn, và vi diệu hơn Sutta Piṭaka – Tạng Kinh. Trong Tạng Kinh (Sutta Piṭaka) và Tạng Luật (Vinaya Piṭaka), đức Phật dùng những danh từ tục đế, chế định, như người, thú, chúng sanh, v.v… Trong Tạng Diệu Pháp trái lại, mỗi sự vật đều được phân tích tỉ mỉ, và Ngài dùng những danh từ trừu tượng. Vì để làm tỏ rạng phương pháp luận giải này nên gọi là Abhidhamma, Giáo Pháp Cao Siêu, hay Vi Diệu Pháp.

Abhidhamma Piṭaka bao gồm bảy bộ luận, trình bày Phật ngôn rất khoa học, theo một hệ thống triết học chặt chẽ. Abhidhamma là bộ phận tinh hoa trong giáo lý nhà Phật mà hành giả Vipassana không thể bỏ qua tạng này. Vi Diệu Pháp là tạng giáo lý cao tột của đức Phật. Nội dung chủ đề Abhidhamma là bốn pháp chân đế hay siêu lý (paramattha) và những sự tương quan nhân quả giữa chúng. Sự nghiên cứu nội dung chủ đề là rất chuyên môn, dùng những thuật ngữ thuần về triết học, đúng trong ý nghĩa tuyệt đối.

Nếu một người có thể kiên nhẫn học những bộ Abhidhamma, vị ấy không thể không khâm phục trí tuệ uyên thâm, sâu sắc và thể nhập tuệ quán của đức Phật. Nhưng không dễ học Abhidhamma với sự cố gắng của bản thân vị ấy, vì vị ấy có thể bị lạc hay bối rối một cách dễ dàng trong sự mờ nhạt của những thuật ngữ trừu tượng và phương pháp lạ thường. Ở đây, đức Phật sử dụng những thuật ngữ trừu tượng để mô tả về pháp chân đế hay còn gọi là siêu lý (Paramattha) trong vũ trụ và Nibbāna (Níp-bàn), đây là cái chí thiện (summum bonum) và là mục tiêu cao nhất của Phật giáo. Do đó, Abhidhamma có thể được xem là những thời pháp chân đế hay siêu lý (Paramattha desanā) của đức Phật.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng, “Vi Diệu Pháp đề cập đến:

1. Những gì ta tìm thấy (a) bên trong ta, (b) quanh ta

2. Những gì ta khao khát thành đạt.”

Trong Vi Diệu Pháp, tất cả những vấn đề nào chỉ liên quan đến các học giả và những nhà khảo cứu mà không liên quan đến sự giải thoát, đều được thận trọng gác qua một bên.

DIỆU PHÁP LÝ HỢP
TK. Siêu Thiện dịch Việt

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]