VICASA

English Interpreting

Một tác phẩm phiên dịch không nhất thiết phải hấp dẫn; nó chỉ cần đúng như hình dung của người sáng tác.

Phiên dịch là hành động nghe điều gì đó bằng một ngôn ngữ và diễn đạt bằng miệng (hoặc ký hiệu) bằng ngôn ngữ khác.

Phiên dịch hay diễn dịch?
Theo từ điển Oxford advanced learner's dictionary:
Phiên dịch: dịch một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác khi ngôn ngữ được nói
Diễn dịch: cách cụ thể mà một cái gì đó được hiểu hoặc giải thích

=> Chúng ta chọn “to Interpret”, có nghĩa mô tả ý nghĩa dịch miệng bằng cách thêm -ING vào động từ ‘interpret.’ Vậy là chúng ta có danh động từ “Interpreting”.

HOW TO DEVELOP

Trang bị kỹ năng phiên dịch

Phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn biên dịch vì người dịch phải cọ xát, rèn luyện, học tập trong môi trường thực tế rất nhiều để có khả năng thể hiện sự nhanh nhạy của kiến thức và kiểm soát tốt cảm xúc bản thân khi dịch trực tiếp trước mặt người nghe.

Ngoài những kỹ năng cần trang bị ở phần biên dịch, phiên dịch viên cần rèn luyện thêm một số khả năng sau:
1. Giao tiếp: nghe tích cực, kỹ năng nói, tự tin, tương tác và kết nối đối tác
2. Tổ chức:thiết lập mục tiêu, ưu tiên, ra quyết định, tư duy và lập kế hoạch chiến lược, hợp tác, quản lý thời gian
3. Linh hoạt và thích ứng:sẵn sàng đón nhận thử thách mới, suy nghĩ nhanh nhạy để ứng phó với thay đổi đột ngột, kiên trì trước khó khăn bất ngờ
4. Quản lý cảm xúc:tỉnh thức, nhìn lại bản thân, từ bi, tôn trọng, phát triển trí tuệ cảm xúc
5. Xử lý áp lực:định tĩnh, duy trì thói quen lành mạnh giữ bình tĩnh trước khó khăn

Phiên dịch đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn biên dịch vì người dịch phải cọ xát, rèn luyện, học tập trong môi trường thực tế rất nhiều để có khả năng thể hiện sự nhanh nhạy của kiến thức và kiểm soát tốt cảm xúc bản thân khi dịch trực tiếp trước mặt người nghe.


Ngoài những kỹ năng cần trang bị ở phần biên dịch, phiên dịch viên cần rèn luyện thêm một số khả năng sau:

1. Giao tiếp hiệu quả
1.1. Lắng nghe – Suy nghĩ – Nói
Khi phiên dịch, não của bạn phải thực hiện song song hai việc: nghe và hiểu ý nghĩa của một thông điệp được đưa ra bằng ngôn ngữ này; đồng thời tìm cách truyền tải thông điệp đó bằng một ngôn ngữ khác.
Có khả năng nghe tốt thôi là không đủ. Bạn cần có khả năng khả năng hiểu, đánh giá, và dịch thông điệp gốc sang ngôn ngữ đích mà không có bất kỳ thiếu sót, thêm thắt thừa thãi, hoặc thay đổi nào. Vì thế, việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa các kỹ năng nghe – chuyển hóa thông tin – nói là rất quan trọng với một thông dịch viên.
Bạn chỉ có thể làm được điều này bằng cách thực hành thật nhiều thông qua việc nghe và dịch các video hoặc podcast trên mạng. Sau đó, hãy đối chiếu lại phần dịch của mình với vietsub được làm sẵn để xem bản dịch của mình đã đáp ứng được tới mức độ nào.

1.2. Phản xạ
Để có được kỹ năng phản xạ tốt, rèn luyện được những kỹ năng phiên dịch của bản thân thì người dịch không nên bỏ qua cơ hội tự tin tương tác đối tác của mình. Khi đã đảm nhận công việc phiên dịch thì bạn chính là người chịu trách nhiệm với những gì mình dịch ra. Vậy nên để buổi phiên dịch được diễn ra một cách thuận lợi thì đừng ngần ngại về vấn đề trao đổi với đối tác. Hãy cho đối tác thấy bạn là người tự tin và có trách nhiệm trong công việc. Chuẩn bị mọi thứ thật tốt cho buổi phiên dịch của mình để nó diễn ra một cách thuận lợi.
Để làm được điều đó thì những người phiên dịch nên trao đổi kỹ với đối tác của mình. Đảm bảo rằng những thắc mắc của bạn đã được giải quyết. Vậy nên kinh nghiệm dành cho bạn là không nên bỏ qua cơ hội đặt câu hỏi. Hãy hỏi những gì mà bạn còn vướng mắc. Khi đã giải quyết được những vướng mắc đó chắc chắn bạn sẽ hoàn thành tốt được công việc của mình.


1.3. Kết nối với con người
Nhiều người có thể cảm thấy lo lắng khi tiếp xúc với ngoại ngữ họ không thạo, và đây là lúc thông dịch viên làm người giải cứu. Nếu bạn tự hỏi làm thế nào để trở thành phiên dịch viên, bạn cần là người sẵn sàng làm cầu nối cho những người có rào cản ngôn ngữ. Một dịch giả thực thụ, ngoài khả năng ngôn ngữ xuất sắc, nên có năng lực kết nối với nhiều người.
Với IQ và EQ cao, bạn có thể xoá bỏ những rào cản này và đưa những con người từ những văn hoá khác biệt đến gần với nhau hơn.
Như vậy, để giao tiếp tích cực, bạn cần luyện tập nghe tích cực, kỹ năng nói tự tin, khả năng phản xạ, tương tác và kết nối đối tác.

2. Tổ chức:
Làm phiên dịch viên có thể liên quan đến việc thực hiện nhiều dự án dịch thuật cùng một lúc, vì vậy, một dịch giả cần trang bị kỹ năng tổ chức tốt. Kỹ năng này có thể bao gồm khả năng thiết lập mục tiêu, sắp xếp thứ tự ưu tiên, ra quyết định, lên lịch, lập kế hoạch, ủy thác, làm việc nhóm và quản lý thời gian hiệu quả. Một biên dịch viên có thể sử dụng khả năng tổ chức của mình để duy trì việc giám sát trách nhiệm, nhiệm vụ và thời hạn cũng như trở thành một thành viên nhóm hiệu quả nếu họ làm việc trong văn phòng hoặc cơ quan.


3. Linh hoạt và thích ứng:
Tính linh hoạt và khả năng thích ứng là kỹ năng mềm quan trọng vì chúng thể hiện khả năng và sự sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới cũng như những thử thách mới một cách bình tĩnh và không phàn nàn. Một biên dịch viên linh hoạt sẵn sàng trợ giúp bất cứ khi nào họ cần, đảm nhận thêm trách nhiệm, suy nghĩ và hành động nhanh nhạy để thích ứng nhanh chóng khi kế hoạch thay đổi đột ngột. Phiên dịch viên có khả năng thể hiện thái độ sẵn sàng, lạc quan và không bối rối trước sự thay đổi cũng như kiên trì trước những khó khăn bất ngờ sẽ luôn đạt hiệu quả cao trong công việc.


4. Quản lý cảm xúc:
Khi làm thông dịch viên trong môi trường pháp lý, y tế, v.v…, phiên dịch viên sẽ đối mặt với nhiều tình huống nhạy cảm như: xét xử tội phạm, tình huống cấp cứu hoặc thậm chí tử vong. Khi đó, người phiên dịch cần có tinh thần thép để giữ vững lý trí và cảm xúc của mình; đồng thời ổn định mọi người qua thông ngôn ngữ giao tiếp. Đừng để cảm xúc cá nhân làm ảnh hưởng tới ý định truyền đạt của đối phương – người đang phải dựa vào bạn để truyền tải thông điệp của họ.
Hơn nữa, không có nghề nào không có sự chỉ trích, phê bình. Biết cách chấp nhận sự phê phán và thay đổi từ những góp ý mới có thể giúp bạn tiến xa hơn. Như vậy, để quản lý cảm xúc hiệu quả, phiên dịch viên cần thực hành phát triển chánh niệm tỉnh thức, nhìn lại bản thân, từ bi, tôn trọng, phát triển trí tuệ cảm xúc.

5. Xử lý áp lực:
Trong quá trình phiên dịch, bạn nên cố gắng duy trì sự tập trung và chú ý của mình. Tránh chú ý đến đối tượng phiền nhiễu xung quanh, như tiếng ồn, chuyển động hoặc suy nghĩ cá nhân, chỉ tập trung vào thông điệp và cách truyền tải của người nói. Lắng nghe một cách tích cực và tư duy, đồng thời sử dụng trí nhớ, logic và trực giác để hiểu và truyền đạt ý nghĩa. Theo dõi hiệu suất của chính bạn và sửa mọi lỗi hoặc thiếu sót càng sớm càng tốt. Nếu gặp phải một vấn đề mà bạn không thể giải quyết, đừng hoảng sợ mà hãy ra hiệu cho đối tác hoặc đồng nghiệp và tiếp tục, hãy duy trì thói quen lành mạnh và giữ bình tĩnh trước khó khăn.

1. Luôn tôn trọng nguyên bản từ ngữ gốc

Một trong những sai lầm mà những người ít kinh nghiệm biên phiên dịch hay mắc phải đó chính là thay đổi từ ngữ gốc, điều này khiến cho ý nghĩa của câu bị thay đổi. Chính vì vậy mà kinh nghiệm là không nên thay đổi nguyên bản từ ngữ gốc. Việc thay đổi từ ngữ gốc, sắc thái biểu cảm thay đổi sẽ khiến cho nghĩa của câu bị thay đổi. Để tránh mắc lỗi này thì người phiên dịch cần phải giữ từ nguyên bản, từ gốc; hiểu nghĩa của từ và đặt và hoàn cảnh câu văn để dịch cho đúng.

 Ngoài ra, khi dịch bạn cần phải dịch được nghĩa của từ, trau chuốt nghĩa của từ để cho câu văn của bạn đúng ý mà phải hay. Để làm được điều này thì người biên phiên dịch nên học hỏi những người bản địa hoặc những người biên phiên dịch trước có nhiều kinh nghiệm để có thể dịch đúng và dịch chính xác các câu từ.

 2. Chú ý đến yêu cầu về chất lượng văn bản

Văn phong tự nhiên, dễ đọc, dễ hiểu sẽ giúp nâng cao chất lượng của bản dịch. 

3. Đề cao tính trung thực của bản dịch

Không làm cho bản dịch hấp dẫn hơn bằng cách thêm bớt thông tin, dữ liệu. Điều cần thiết nhất là phải phản ánh chính xác và trung thực nhất ý đồ từ bản gốc. Làm được điều đó, biên phiên dịch viên phải kiên nhẫn bổ sung kiến thức cũng như trau dồi khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.

 4. Bảo mật thông tin

Bảo mật thông tin trong dịch thuật là quá trình đảm bảo rằng thông tin bị dịch từ một ngôn ngữ sang ngôn ngữ khác được bảo vệ và không rơi vào tay người không được phép. Điều này đặc biệt quan trọng trong các tình huống như dịch thuật văn bản quan trọng, dịch thuật trong lĩnh vực y tế, tài chính, luật pháp hoặc bất kỳ lĩnh vực nào mà thông tin là mật.

 

 

Để thực hiện được một bản dịch hoàn hảo, mỗi biên phiên dịch viên đều hoạt động hết công suất, vận dụng tất cả các kỹ năng cần thiết.  Tuy nhiên, nếu nắm được những phương pháp đúng trong biên phiên dịch, công việc sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng cũng như ít sai sót hơn. Theo kinh nghiệm của các biên dịch, phiên dịch lâu năm, có năm bước cơ bản nên được áp dụng khi bắt tay vào công việc dịch thuật. 

 1. Xác định thể loại tài liệu của bản gốc trước khi dịch

Cách dịch một câu nói hay một quyển sách khác với cách dịch tài liệu chuyên ngành, dịch tiểu thuyết cũng không giống với dịch văn bản thông thường. Mỗi tài liệu sẽ có một phong cách dịch tương ứng thế nên trước khi thực hiện công việc biên phiên dịch, người dịch cần nắm rõ tài liệu mình cần dịch thuộc thể loại gì thì mới có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Tìm hiểu trước thể loại tài liệu cần dịch là cách giúp bạn chủ động tìm ra phương hướng, cách dịch, văn phong, ngữ điệu phù hợp; vừa có thể rút ngắn thời gian vừa nâng cao chất lượng bản dịch.

Ngoài ra, mỗi tài liệu hướng đến những đối tượng, mục đích riêng nên biên phiên dịch nên xác định rõ ngữ cảnh trước khi dịch để chọn đúng văn phong để thể hiện.

2. Đọc kĩ nhiều lần bản gốc đối với biên dịch viên và tập trung nghe cẩn thận đối với phiên dịch viên

Cẩn thận, tỉ mỉ và kiên nhẫn là những đức tính cần có đối với người làm tìm việc biên phiên dịch. Với người làm biên dịch, bạn phải đọc đi đọc lại bản gốc nhiều lần rồi mới bắt đầu dịch. Việc đọc kĩ giúp biên phiên dịch viên nắm rõ chủ đề chính, tìm và lưu ý các cụm từ khó, thuật ngữ chuyên ngành hay nhóm từ đa nghĩa. Văn phong, văn hóa của bản gốc cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn sau vài lần đọc. Thế nên, đừng lười biếng hay ngại mất thời gian khi thực hiện bước này.

 Ngoài ra, biên phiên dịch cần luyện kỹ năng nghe và đọc. Đọc đi đọc lại và nghe cẩn thận là phương pháp giúp bạn nắm bắt được nội dung chính rồi từ đó thực hiện công việc dịch thuật suôn sẻ hơn.

 Còn với phiên dịch viên, không thể nghe đi nghe lại người nói thì cần phải tập trung lắng nghe một cách cẩn thận. Không được lơ là, nhanh chóng nắm bắt các “keyword” để hiểu nội dung chính muốn truyền tải. Khi khối lượng thông tin nhiều, bạn có thể tập viết tốc ký, nhanh nhẹn chép lại từ khóa, kịp thời sử dụng chúng khi cần thiết.

Đây là phương pháp quan trọng mà người tìm việc biên phiên dịch nên áp dụng, nó hỗ trợ rất nhiều cho việc dịch thuật, thông tin truyền ra không chỉ đủ mà còn chính xác hơn.

 3. Tìm hiểu thêm tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt

Để biên phiên dịch hiệu quả, ngoài thông thạo ngoại ngữ, bạn còn phải giỏi cả tiếng Việt. Nhiều người đọc hiểu ngoại ngữ rất tốt nhưng lại có vấn đề khi diễn lại toàn bộ ngôn ngữ bằng tiếng mẹ đẻ. Thế nên, việc tìm hiểu tài liệu cùng thể loại bằng tiếng Việt sẽ giúp các biên phiên dịch có thêm kinh nghiệm trong việc sử dụng ngôn ngữ, chọn lựa câu từ, sắp xếp câu cú ngữ pháp và tìm đúng văn phong thể hiện. Phương pháp này cũng đồng thời giúp người dịch bổ sung kiến thức nền tảng khi được tiếp xúc, làm quen với những khái niệm mới và lấy đó làm tư liệu nguồn để thực hiện dịch bản gốc. Đừng nghĩ đây là việc làm thừa thãi, không cần thiết, thực chất bản dịch tiếng Việt có cách diễn đạt phù hợp, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp này.

 4. Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành

Khi làm công việc dịch thuật, việc am hiểu kiến thức nền tảng về lĩnh vực mình đang dịch là rất cần thiết. Đặc biệt, nếu phải biên phiên dịch cho các ngành nghề đặc trưng hay cần tiếp xúc những tài liệu có tính chuyên ngành riêng biệt như kỹ thuật, y tế, luật pháp, kinh tế… thì công việc của biên phiên dịch lại khó khăn hơn gấp bội. Không thể dịch qua loa đại khái, nhưng muốn dịch sâu và dịch chuẩn thì lại quá khó khăn với người dịch không có nhiều kiến thức về lĩnh vực cụ thể. Bởi thế nên trước khi biên dịch phiên dịch về ngành nghề lĩnh vực nào đó, hãy bỏ thời gian nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành, bổ sung thêm kiến thức nền tảng, nắm bắt những đặc trưng riêng để áp dụng khi làm việc.

 

 

Phương pháp phát triển kỹ năng phiên dịch

Videos

15 videos

6 videos

135 videos

34 videos

15 videos

8 videos

8 videos

Sách

Vietnamese guide

English guide

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]