VICASA

Thiền Vipassana – Thiền tuệ

Làm thế nào để thực hành Vipassana đúng cách

Hiện nay, trên "thị trường" Phật giáo trong nước và quốc tế đang tổ chức rất nhiều khoá thiền Vipassana. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu Vipassana thực chất là gì định hướng cho mình con đường tu tập đúng đắn nhằm tiết kiệm thời gian và công sức trên tiến trình học Phật giải thoát.

.....

Thiền Vipassana được gọi là thiền tuệ hay thiền minh sát, giai đoạn thiền cao nhất để đạt đến Niết bàn và giải thoát.

PHÁT TRIỂN ÁNH SÁNG TRÍ TUỆ

Định tâm mạnh mẽ sẽ tạo ra ánh sáng mạnh mẽ, và chính nhờ ánh sáng ấy mà hành giả có thể đi sâu hay thể nhập vào chân đế (paramattha sacca). Điều này đã được đức Phật giải thích trong Tăng Chi Kinh, chương nói về Hào quang (ābhāvagga): [42]

- Này các Tỳ khưu, có bốn lại hào quang. Thế nào là bốn? Hào quang của mặt trăng, hào quang của mặt trời, hào quang của lửa và hào quang của trí tuệ (paññābhā).
- Này các Tỳ khưu, có bốn lại ánh sáng rực rỡ. Thế nào là bốn? Ánh sáng rực rỡ của mặt trăng, ánh sáng rực rỡ của mặt trời, ánh sáng rực rỡ của lửa, ánh sáng rực rỡ của trí tuệ (paññā pabhā).
- Này các Tỳ khưu, có bốn loại ánh sáng. Thế nào là bốn? Ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trời, ánh sáng của lửa, ánh sáng của trí tuệ (paññā-āloko).
- Này các Tỳ khưu, có bốn loại sáng chói. Thế nào là bốn? Sự sáng chói của mặt trời, sự sáng chói của mặt trăng, sự sáng chói của lửa, sự sáng chói của trí tuệ (paññā-obhāso).
- Này các Tỳ khưu, có bốn loại rực rỡ. Thế nào là bốn? Sự rực rỡ của mặt trăng, sự rực rỡ của mặt trời, sự rực rỡ của lửa, sự rực rỡ của trí tuệ (paññā-pajjoto).

Ngay trong bài pháp đầu tiên của Ngài - Dhamma cakkappavattana Sutta (Chuyển Pháp Luân Kinh), đức Phật cũng đề cập đến ánh sáng khi giải thích sự Giác Ngộ của Ngài: [43]

"... Như vậy, này các Tỳ khưu, đối với các Pháp (dhamma) trước đây chưa từng nghe, nhãn (cakkhu) đã khởi lên nơi Ta, trí (ñāṇa) đã khởi lên nơi Ta, tuệ (paññā) đã khởi lên nơi ta, minh (vijjā) đã khởi lên nơi Ta và ánh sáng (āloke) đã khởi lên nơi Ta."

Tâm thuộc minh sát trí hiệp thế tạo ra "ánh sáng giác ngộ" mạnh mẽ (vipassanobhāso), nhưng tâm thuộc minh sát trí siêu thế tạo ra ánh sáng được xem là cực kỳ mạnh mẽ, chẳng hạn Ánh Sáng Giác Ngộ của Bậc Giác Ngộ tỏa khắp mười ngàn thế giới[44].
Ánh sáng ấy phát sanh như thế nào? Tâm khi lắng sâu trong định được kết hợp với Tuệ (paññā), tâm ấy sẽ tạo ra nhiều thế hệ sắc cực sáng do tâm sanh (cittajarūpa). Dùng ánh sáng ấy, chúng ta có thể thâm nhập vào thực tại cùng tột hay chân đế (paramattha sacca) để thấy các pháp như chúng thực sự là. Điều này cũng giống như khi đi vào một căn phòng tối, chúng ta cần phải có ánh sáng để thấy mọi vật ở đó vậy.[46]

 

Ghi chú:

[42] A.IV.III.v.1-5 ‘Ābhā-‘, ‘Pabhā-‘, ‘Āloka-‘, ‘Obhā’, và Kinh Ánh sáng

[43] S.V.XII.ii.1 'Kinh Chuyển pháp luân'

[44] VS. XX. Vipassanupakkilesa kathā B634 ("Insight Imperfection Explanation" - Giải thích các Cấu uế của Minh sát). Ánh sáng này là kết quả của các thiện pháp (dhammas) và tự thân nó không phải là một cấu uế (tùy phiền não). Song, nếu người hành thiền chứng nghệm nó và bị dính mắc vào đấy, rồi khởi tà kiến cho rằng mình đã đạt đến Đạo - Quả, thì ánh sáng có thể là một căn bản cho cấu uế. Cũng nên xem SA.V.XII.11.I "Dhamma cakkappavattana Sutta" (Dhamma-wheel Rolling Sutta - Chuyển Pháp Luân - dưới mục "Làm thế nào Hành giả vượt qua được 10 Cấu uế của Minh Sát." p. 271

[45] Để biết chi tiết về ánh sáng phát sinh với định sâu và thiền vipassanā, hãy xem 'Consciousness-born Materiality', trang 112 và Hỏi & Đáp 4.10, trang 156.

[46] Trong S.IV.I.xvi.5 'Jīvak-Amba-Vana-Samādhi-Suttaṁ ('Kinh Định Rừng Xoài của Jīvaka'), đức Phật giải thích điều này theo sáu căn cứ: 'Hãy phát triển định, các Tỳ kheo. Khi định (samāhitassa), các Tỳ kheo, mọi thứ trở nên hiển hiện với Tỳ kheo, theo thực tại. Và điều gì trở nên hiển hiện theo thực tại? Mắt trở nên biểu hiện theo thực tại là vô thường. Cảnh sắc... Nhãn thức... Nhãn trần... Và bất kỳ cảm giác nào phát sinh do tiếp xúc với mắt, dù là dễ chịu, khó chịu, hoặc không khó chịu cũng không dễ chịu... [mắt, mũi, lưỡi, thân, tâm, các đối tượng của chúng, các thức tương ứng, tiếp xúc và cảm giác: giống như "tất cả" được đề cập trong trích dẫn, trang 152].' SA giải thích rằng 'trở nên rõ ràng' (okkhāyati) có nghĩa là chúng trở nên cụt thể (paccakkhāyati), có thể biết được (paññāyati), và hiển nhiên (pākataṁ): paccakkha (có thể phân biệt được, có thể nhận thức được, được các giác quan biết đến, biểu hiện) là đối lập với anumāna (suy luận). Và trong S.V.III.i.4 'Sāla-Suttaṁ' ('Kinh Sāla'), đức Phật giải thích rằng các Tỳ kheo mới thọ giới nên được huấn luyện để an trú trong việc quán chiếu bốn nền tảng chánh niệm 'là tâm sáng suốt hợp nhất (ekodibhūtā) (vipassana-cittā), tâm định (samāhitā), tâm nhất tâm (ek-agga-cittā), để biết... [bốn nền tảng chánh niệm] theo đúng thực tại (kāyassa yathā-bhūtaṃ ñāṇāya).'

Hào quang, ánh sáng rực rỡ, ánh sáng sáng chói và rực rỡ của trí tuệ mà hành giả đã phát triển sẽ cho hành giả khả năng đi ngược về dòng danh-sắc nối tiếp từ hiện tại cho đến giây phút tái sanh trong kiếp này của hành giả, rồi cho đến sát-na tử trong kiếp trước của hành giả, và theo cách ấy, đi ngược trở lại nhiều đời bao nhiêu tùy khả năng phân biệt của hành giả, rồi sau đó cũng nhìn vào tương lai, cho đến thời điểm Bát Niết-bàn (parinibbāna) của hành giả.[84] Nhờ nhìn vào các phần tử riêng lẻ của danh-sắc, hành giả có thể sẽ nhận ra các nhân và quả.

Không thấy các kiếp sống quá khứ và các kiếp sống trong tương lai, hành giả khó có thể hiểu được pháp duyên khởi như nó thực sự là: tức là biết và thấy bằng cách nào các nhân quá khứ sẽ cho quả trong hiện tại, và các nhân hiện tại sẽ cho quả trong tương lai, cũng như biết và thấy sự diệt của các nhân sẽ đưa đến sự diệt của các quả ra sao. Hơn nữa không biết và thấy duyên khởi, cũng sẽ không thể nào biết và thấy Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ đúng như thực. Điều này được giải thích trong Visuddhi-magga (Thanh Tịnh Đạo) như sau:[86]

"Không một ai, dù là trong giấc mơ, thoát ra khởi cái vòng tái sanh luân hồi đáng sợ, vốn từng hủy diệt như sấm sét này, trừ phi người ấy với tuệ kiếm được khéo mài trên đá định cao thượng, chặt đứt cái Bánh xe Sanh Hữu vốn không có chỗ đặt chân do tính chất cực kỳ thâm sâu của nó, và khó đạt đến do sự hỗn độn của nhiều phương pháp".

 Và điềm này đã được đức Thế Tôn nói như sau:
"Này Ānanda, pháp duyên khởi này thật là thâm sâu, và sâu xa thay là sự xuất hiện của nó. Này Ānanda, chính do không hiểu biết, không thể nhập duyên khởi mà thế gian này đã trở thành như một cuộn chỉ rối bời, một cuộn chỉ bị thắt nút, bện vào nhau như rễ cỏ tranh, thật khó mà tìm ra lối thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi, với những trạng thái thống khổ, những đọa xứ... trầm luân của nó"[87].

Một khi hành giả đã biết và thấy Thánh Đế Thứ Hai hay Thánh Đế về Nguồn gốc của Khổ đúng như thực, hành giả cũng sẽ vượt qua hoài nghi về ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Điều này đã được giải thích trong Visuddhi-magga:[88]
"Khi hành giả đã thấy được sự khởi sanh của Danh-sắc là do các duyên (paccayato) như vậy, hành giả cũng biết rằng, hiện tại do duyên thì trong quá khứ sự khởi sanh của nó cũng do duyên, và trong tương lai sự khởi sanh của nó cũng sẽ do duyên mà thôi".

Sau khi đã đạt đến giai đoạn này, hành giả chứng được Đoạn Nghi Thanh Tịnh (Kaṅkhāvitaraṇa visuddhi)[89]. Chính ở giai đoạn này hành giả mới có thể bắt đầu thực hành minh sát (Vipassanā), vì chỉ ở giai đoạn này hành giả mới biết và thấy đựơc thực tại tối hậu, hành giả không thể hành Minh Sát khi chưa thấy các pháp (dhammas)[90] như chúng thực sự là.

 

Ghi chú:

[84] Để biết chi tiết, hãy xem phần 'Cách nhận diện tương lai của mình', và Bảng 1d 'Cái chết và sự tái sinh'.

[86] VsM.xvii.659 ('Trình bày về Luân hồi') PP.xvii.314: trích dẫn từ D.ii.2 'Mahā-Nidāna-Suttaṁ' ('Kinh Đại Nhân Quả')
the quotation is from D.ii.2 ‘Mahā-Nidāna-Suttaṁ’ (‘The Great Causation Sutta’)

[87] This đoạn văn được trích dẫn và phân tích trang 79 (sách tiếng Anh).

[88] VsM.xix.679 ('Thảo luận trí tuệ về nguyên nhân') PP.xix.5

[89] Về sự phân biệt duyên khởi, sự diệt và danh-sắc quá khứ, vị lai, xem bài giảng số 6 'Cách thấy mối liên kết của duyên khởi'.

[90] Về các pháp, xem chú thích 22, trang 5 (Sách tiếng Anh).

Biết và thấy – Pa Auk Sayadaw (Tỳ khưu Pháp Thông dịch Việt)

 

Your monthly contribution supports our beautiful sangha, its in-depth dharma teachings, supports our in-depth programming and livelihoods of our teachers and supports our teachers and community, while giving assistance for those with financial difficulty.

[give_form id="1006"]