A Compendium of the Vinaya
Khuddasikkhā – Luật tập yếu – Chú giải tạng Luật
Khuddasikkhā is a Compendium of the Vinaya, composed by Dhammasiri and ascribed to a period before Buddhaghosa (J.P.T.S., 1883, pp.86 f). To this Compendium there exists a Sinhalese paraphrase of the eleventh century, and based on the Compendium is one Porāṇa-ṭīkā by Revata and another by Saṅgharakkhita.
Không chỉ là người xuất gia Tỳ-kheo mà hàng Cư Sĩ cũng nên học Khuddasikkha (Luật Tập Yếu)
Tại sao hàng Cư Sĩ cũng phải học vê Luật Tập Yếu? Bởi vì nó rât là có ý nghĩa. Nếu không hiểu về về Luật thì người đó không thể nào Hoằng Dương Chánh Pháp và hỗ trợ Chánh Pháp được. Còn nếu biết Luật thì họ có thể dễ dàng hộ độ, Hoằng Dương Chánh Pháp theo đúng với Giới Luật của Đức Phật.
Thời ngày xưa ở Miến Điện có một vị vua tên là Dhammacetiya Vị vua này đã hỏi một vị trướng lão Sayadaw rằng: “Con muốn Hoằng Dương Chánh Pháp thì phải làm như thế nào?” Sau đó thì vị trưởng lão này đã dạy cho vị vua về Khuddasikkha (Luật Tập Yếu). Tiếng Miến Điện gọi là Dhamma – Zê – Ti. Do vậy vị vua đó đã học về Khuddasikkha (Luật Tập Yếu) đề Hoằng Dương Chánh Pháp và vị đó cũng đã cúng dường rất nhiều Sima (Nơi Kiết Giới Tỳ Kheo) ở khắp nước Miến Điện đặc biệt là tại bang Mon – Miến Điện. Vị vua này đã giữ giới rất là nghiêm ngặt chính vì thế mà vị đó cũng có rất nhiều sự nghi ngờ rằng:
“Các vị Tỳ-kheo đó có phải thực sự là Tỳ-kheo hay không?”. Chính vì vậy mà vị vua này đã gửi rât nhiêu vị Tỳ-kheo sang Tích Lan (Sri Lanka) để xuất gia lại. Các vị Tỳ-kheo này đã xuất gia tại dòng sông Kalyani ở Sri Lanka và sau đó các ngài đã quay lại Myanmar để kết giới Sima trở lại. Thực ra ở Miến Điện đã có Sima Kiết Giới rồi nhưng các Ngài vẫn tiếp tục thành lập thêm các Sima khác và đều đặt tên là Kalyani. Các vị đó đã Kiết Giới Sima ở tại rất nhiều thành phố khác nhau ở Miến Điện, và thành phố Mawlamyaing cũng có một Sima Kalyani. Như vậy không chí các vị tỳ kheo nên học Luật Tập Yêu mà hàng cữ sĩ cũng nên học Luật tập yếu Khuddasikkhā.
Theo truyền thống Miến Điện thì Khuddasikkhã không phải là phụ chú giải mà là bộ chú giải nhỏ. Quyển sách này được viết từ rất lâu bởi một Ngài trưởng lão tên là Dhammasiri vào thế kỷ thứ 11, còn bản dịch sang tiếng Tích Lan (Sri Lanka) cách đây 131 năm trước. Khuddasikkha là Luật Tập Yếu cho nên rất là nhiều các vị Sayadaw đã học thuộc lòng bởi vì nó chỉ có khoảng 500 câu kệ thôi, rất là ngắn phải không? Chúng ta có ý định học thuộc hết tất cả khoảng 500 câu kệ này hay không? Nếu bình thường không học thuộc thì chúng ta sẽ khó mà giải thích một cách rõ ràng.
Khuddasikkha – Luật Tập Yếu này không chỉ có các vị Tỳ-kheo học đâu mà tất cả các hàng Cư Sĩ cũng nên học, đạc biệt là những cư si hộ giới Kappiya chăc chăn phải học. Khi mà Kappiya hiểu về Khuddasikkha – Luật Tập Yếu thì sẽ rất dễ dàng đê hộ độ cho các vị Tỳ-kheo chư tăng, còn nêu mà không hiêu thì sẽ rất khô cho các vị Kappiya. Thêm nữa khi học Khuddasikkhã – Luật Tập Yếu này sẽ giúp chúng ta loại bỏ những hoài nghi về giới luật – Vinaya.
Thầy cho một ví dụ ở Hà Nội:
Cách đây vài năm thì Ngài Đại Trưởng Lão Pa Auk Sayadawgyi cùng một số chư tăng được nhóm Phật Tử ở Hà Nội, Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh thính mời các Ngài tới Việt Nam. Việt Nam là một đât nước rât là tuyệt vời bởi vì có rât nhiều Phật tử và rất nhiều người hộ độ chư tăng. Lúc ấy thì Ngài Đại Trưởng Lão Pa Auk Sayadawgyi không hiểu tiếng Việt còn Kappiya thì lại không hiểu tiếng Anh. Nhưng vì các vị Kappiya này có tín tâm nơi Ngài Pa Auk Sayadawgyi và Chư Tăng cho nên các vị Kappiya cũng đã ở cùng trú xứ với các Ngài để thuận tiện hơn cho việc hộ độ các vị. Các Ngài cứ tưởng là Kappiya (hộ tăng) đã biết giới luật.
Khoảng 2, 3 ngày thì Kappiya bạch với chư tăng:
“Chúng con đã không ngủ mấy đêm nay”
– Các Ngài ngạc nhiên hỏi: “Tại sao lại không ngủ?”.
Các vị Kappiya trả lời: “Bởi vì theo như giới luật thì hàng cư sĩ không thế ngủ chung trong cùng một trú xứ với chư tăng, do vậy họ đã chịu khố và vất vả rất là nhiều trong 2-3 đêm đó”
– Lúc đó các Ngài đã giải thích rằng: “Luật không phải như vậy! Chư tăng và Kappiya – Cận sự nam có thế ngủ chung trong cùng một trú xứ nhưng phải dậy trước rạng đông.
Đương nhiên là vào lúc rạng đông thì Tỳ-kheo cũng không còn ngủ nữa và Kappiya cũng không còn ngủ lúc rạng đông nữa. Theo truyền thống của trung tâm thiền Pa Auk thì 4 giờ sáng là giờ phải tụng kinh, thế nên giờ ấy cũng không còn ai ngủ thêm. Chính vì thế mà sau khi Kappiya hiểu được thì họ mới có thể thoải mái và hoan hỷ hơn. Do vậy tất cả các Kappiya – Hộ tăng phải nên học luật Vinaya. Bên cạnh đó thì nhiêu vị Kappiya cũng có rất nhiều hoài nghi về những thứ được phép hay không được phép vì vậy họ không hoan hỷ được. Nhiều lúc họ không chỉ sợ Ngài Pa Auk Sayadawgyi mà còn sợ cả các thầy, vì sợ nên họ không dám hỏi các Ngài về Luật. Có thể là do các vị không hiểu tiếng Anh và cũng không hiểu về Luật, chính vì thê mà hôm nay nhiệm vụ của người thông dịch rất là quan trọng là dịch lại cho mọi người hiểu về Luật.
KHUDDASIKKHĀ LUẬT TẬP YẾU – Giảng Sư Sayadaw U Kuṇḍadhāna
69 videos
KÊNH RADIO ” VINAYA-LUẬT TẬP YẾU”
– Giảng Sư: Sayadaw U Kuṇḍadhāna
– Thông dịch: Tỳ Khưu Pháp Thắng
Link kênh: https://anchor.fm/vinaya-padtvn
Hoặc Search Google từ khoá: Vinaya – Luật tập yếu
File MP3 có thể tìm ở: Apple Podcast, Google Podcast, Spotify, Anchor, Stitcher. Tất cả điều có thể nghe bằng Android – Apple và trên máy tính.
Video hướng dẫn tải app và tìm kiếm kênh: https://youtu.be/PDxtMjvzwVI
Kênh Radio lớp học Giới Luật Tập Yếu gồm có:
– File âm thanh bài giảng gốc Tiếng Anh – Việt,
– File phân tách thuần Tiếng Anh
– File phân tách thuần Tiếng Việt.